Thẻ bảo hiểm y tế có được cấp cho Đại biểu Quốc hội hay không?

Con tôi có làm Đại biểu Quốc hội, con tôi có nói với tôi là được hưởng vài quyền lợi khi giữ chức vụ này. Vậy cho tôi hỏi con tôi có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không? Xin cảm ơn!

Đại biểu Quốc hội có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng như sau:

6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

Và Theo Khoản 4 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này (trừ những người đang tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng khác, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng): Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan quản lý đối tượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng Đại biểu Quốc hội thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng và cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí. Theo đó, định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan quản lý đối tượng sẽ thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho con bạn.

Thẻ bảo hiểm y tế có được cấp cho Đại biểu Quốc hội hay không?

Thẻ bảo hiểm y tế có được cấp cho Đại biểu Quốc hội hay không? (Hình từ Internet)

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với Đại biểu quốc hội là bao nhiêu?

Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
...
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì con bạn tham gia Bảo hiểm y tế theo đối tượng Đại biểu Quốc hội được hưởng mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định trên.

Phóng viên có thể chứng kiến việc kiểm phiếu kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội hay không?

Căn cứ vào Điều 73 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc kiểm phiếu kết quả bầu cử như sau:

Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

Công văn 1129/UBTVQH13-PL năm 2016 còn hướng dẫn cụ thể các đối tượng khác được quyền chứng kiến việc kiểm phiếu; được quyền khiếu nại về việc kiểm phiếu như sau:

"Phóng viên báo chí” là người có thẻ nhà báo còn hiệu lực, được cơ quan báo chí phân công, giới thiệu đến để chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Theo quy định trên, các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
Tạ Thị Thanh Thảo
2,177 lượt xem
Thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung quy định về cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin in trên phôi thẻ Bảo hiểm y tế gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hai ký tự đầu của thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu XB được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TS được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự thủ tục giải quyết và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 19/8/2024, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 02 ngày làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu CK được cấp cho đối tượng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào