Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực lao động, tiền lương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Lĩnh vực lao động, tiền lương:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
d) Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế;
đ) Hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
Trong lĩnh vực lao động, tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực lao động, tiền lương? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm?
Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực việc làm như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Lĩnh vực việc làm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;
c) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin Nhiệm vụ và quyền hạng thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 62/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước;
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quyết định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh thông tin, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;
e) Quản lý Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?