Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về chính sách tiền lương?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính sách tiền lương?
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính sách tiền lương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
11. Về chính sách tiền lương:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cấp xã và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền về thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước.
Vậy, về chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ tiến hành hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cấp xã và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền về thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính sách tiền lương? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ?
Theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ trong nước và hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật;
b) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ các hội có Đảng đoàn do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ;
c) Giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về các thủ tục liên quan đến hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ;
đ) Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong tổ chức, hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ.
Theo đó, trong tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ trong nước và hoạt động chữ thập đỏ theo quy định của pháp luật; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ các hội có Đảng đoàn do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ...
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về thi đua, khen thưởng?
Theo khoản 13 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về thi đua, khen thưởng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
13. Về thi đua, khen thưởng:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng;
c) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các phong trào thi đua, chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước;
d) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng theo quy định của pháp luật;
đ) Chuẩn bị hiện vật kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện việc cấp phát, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
e) Vận động các nguồn tài trợ và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý quỹ thi đua, khen thưởng ở các cấp, các ngành;
g) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về thi đua, khen thưởng được quy định cụ thể tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tín ngưỡng, tôn giáo?
Căn cứ khoản 14 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về tín ngưỡng, tôn giáo:
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
b) Làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền;
c) Thực hiện và hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý thống nhất về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tín ngưỡng, tôn giáo của các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
đ) Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng và áp dụng chế độ, chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Về tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế, đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền; thực hiện và hướng dẫn các cộng đồng tín ngưỡng, tổ chức, cá nhân tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?