Không có hộ khẩu dân tộc thiểu số có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không?
Không có hộ khẩu dân tộc thiểu số có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không?
Tại Mục II Danh sách xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị phân định theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 – 2025 ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 có quy định như sau:
II | HUYỆN ĐAKRÔNG |
|
|
1 | Ba Nang | III | |
2 | Tà Long | III | |
3 | Húc Nghì | III | |
4 | A Bung | III | |
5 | Tà Rụt | III | |
6 | Hướng Hiệp | III | |
7 | A Ngo | III | |
8 | A Vao | III | |
9 | Đakrông | III | |
10 | Mò Ó | III | |
11 | TT Krông Klang | III |
|
12 | Ba Lòng | II |
Theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT quy định đối tượng tuyển sinh, theo đó:
1. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
2. Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT.
3. Trường PTDTNT được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng quy định tại khoản 1 Điều này.
Cháu của bạn là người thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng do cháu bạn là người dân tộc thiểu số nhưng không có hộ khẩu thường trú nên sẽ không thể vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Trừ trường hợp cháu bạn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú.
Không có hộ khẩu dân tộc thiểu số có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không? (Hình từ Internet)
Tuyển sinh không đúng đối tượng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1, khoản 7 Điều 9 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh, như sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh ở cấp trung học phổ thông theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 10 người học;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học đến dưới 30 người học;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nếu hành vi vi phạm có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người học;
b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nếu người học không có lỗi;
c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định như sau:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Tùy thuộc vào đối tượng được tuyển sinh mà mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 2.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển; buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm nếu hành vi vi phạm có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người học; Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục
Tuyển sinh thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú gồm các đối tượng nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT quy định phương thức tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, tuyển thẳng và chế độ ưu tiên, khuyến khích như sau:
3. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên, khuyến khích
a) Tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng sau:
- Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người;
- Học sinh người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng quy định tại Điều 18 của Quy chế này đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
b) Chế độ ưu tiên, khuyến khích
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích.
Với quy định này, các đối tượng nêu trên sẽ được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?
- Đã có thời gian, nội dung thi phục hồi điểm giấy phép lái xe bị trừ hết điểm từ 1/1/2025?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? 27 tháng 11 là thứ mấy? 27/11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được kéo dài thời gian giữ chức vụ khi có tỷ lệ thành viên lãnh đạo đồng ý là bao nhiêu?
- Đề thi kèm đáp án môn sinh học đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội chi tiết, đầy đủ?