Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao?

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như thế nào? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông ra sao? Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông như thế nào

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông ra sao?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông như sau:

1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch giảng dạy các môn học theo 03 (ba) kì; quyết định thời điểm tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá định kì cho mỗi kì và thời điểm thi kết thúc môn học phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho người học.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và quản lý việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Thông tư này.
3. Tổ chức Hội đồng thi kết thúc môn học (thi chính thức và thi lại) bảo đảm việc ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi theo quy định tại Thông tư này.
4. Hằng năm, thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình triển khai, tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông thực hiện tuân theo quy định nêu trên.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông như sau:

T

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


1

Tập hợp. Mệnh đề

Mệnh đề.

- Thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định; mệnh đề đảo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu , ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

- Xác định được tính đúng/sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.

Tập hợp.

- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tập hợp (tập con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng) và biết sử dụng các kí hiệu , , Ø.

- Thực hiện được phép toán trên các tập hợp (hợp, giao, hiệu của hai tập hợp) và biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.

- Tìm được hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con và biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn chúng trong những trường hợp cụ thể.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn, gắn với phép toán trên tập hợp (ví dụ: những bài toán liên quan đến đếm số phần tử của hợp các tập hợp,...).



Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về tập hợp, mệnh đề trong chương trình trung học phổ thông được quy định như trên.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông ra sao?

Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông như sau:

T

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


2

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Nhận biết được bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình trên mặt phẳng toạ độ.

- Biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng toạ độ.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở trung học phổ thông dược tổ chức thực hiện theo quy định trên.

Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?

Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn toán ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong trung học phổ thông như sau:

TT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt


3

Hàm số và đồ thị

Khái niệm cơ bản về hàm số và đồ thị

- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến khái niệm hàm số.

- Mô tả được các khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số; tập xác định, tập giá trị của hàm số; hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đồ thị của hàm số.

- Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn, gắn với kiến thức hàm số (ví dụ: xây dựng hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi x đối với một gói cước điện thoại,...).

Hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

- Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc hai.

- Vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.

- Nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabol (là đồ thị hàm số bậc hai) như đỉnh, trục đối xứng.

- Nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.

- Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn quen thuộc với người học (ví dụ: xác định độ cao của cầu, cổng có hình dạng Parabola,...).



Dấu của tam thức bậc hai. Bất phương trình bậc hai một ẩn

- Giải thích được định lí về dấu của tam thức bậc hai từ việc quan sát đồ thị của hàm và có thể sử dụng định lí này để xét dấu tam thức bậc hai.

- Giải được bất phương trình bậc hai.

- Vận dụng được bất phương trình bậc hai một ẩn vào giải quyết một số tình huống nảy sinh từ thực tiễn (ví dụ: xác định chiều cao tối đa để xe có thể qua hầm có hình dạng Parabola,...).



Phương trình quy về phương trình bậc hai

- Giải được phương trình chứa căn thức có dạng:



Nội dung và yêu cầu kiến thức toán về hàm số và đồ thị trong chương trình trung học phổ thông phải tuân theo quy định trên.

Trân trọng!

Trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trung học phổ thông
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào có bằng tốt nghiệp THPT chính thức năm 2024? Mất bằng tốt nghiệp THPT có xin cấp lại được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cuối kì 2 năm 2024? Lớp 12 có thi cuối kì 2 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đề thi kèm đáp án Ngữ Văn 10 giữa kỳ 2 năm 2024 tải nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Để đạt học sinh giỏi cấp 3 cần đáp ứng những điều kiện gì trong năm học 2023-2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn giáo dục kinh tế và pháp luật là môn gì? Học những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức giáo vụ trường trung học phổ thông chuyên năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có được xin cấp lại bảng gốc khi bị mất học bạ THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm thi dưới 3,5 có phải thi lại không? Thi lại bao nhiêu điểm thì mới được lên lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển lớp THPT mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trung học phổ thông
Tạ Thị Thanh Thảo
452 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trung học phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào