Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?

Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào? Việc Khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào? Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?

Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?

Tại Điều 17 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP có quy định về việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như sau:

1. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại là thành viên của tổ chức mình.
4. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại của Văn phòng mình.

Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý, kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trong phạm vi địa phương quản lý. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại là thành viên của tổ chức mình. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đối với Thừa phát lại của Văn phòng mình.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại (Hình từ Internet)

Việc Khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?

Tại Điều 18 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về việc khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như sau:

1. Thừa phát lại gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì được Nhà nước và xã hội ghi nhận, vinh danh.
2. Thừa phát lại thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại, điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); bị xử phạt hành chính; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị miễn nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì được Nhà nước và xã hội ghi nhận, vinh danh. Thừa phát lại thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại.

Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?

Tại Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định về thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như sau:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử trong hành nghề, là cơ sở để Thừa phát lại rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín, trách nhiệm nghề nghiệp, góp phần củng cố vị trí, vai trò của nghề Thừa phát lại trong xã hội.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Thừa phát lại
Hỏi đáp pháp luật
Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đối với Thừa Phát lại, quan hệ với cơ quan thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại xin làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại mới có bắt buộc phải xin nghỉ ở văn phòng cũ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thừa phát lại được tổ chức thi hành án các bản án nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thừa phát lại trong tổ chức thi hành án?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Thừa phát lại
Huỳnh Minh Hân
1,184 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào