Có thể gửi đơn xin ly hôn đơn phương từ nước ngoài và được xử vắng mặt không?
Về việc gửi đơn xin ly hôn tới tòa án Việt Nam qua đường bưu điện
Hiện nay, pháp luật cho phép người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức gửi qua bưu điện. Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về việc gửi đơn khởi kiện đến tòa án quy định như sau:
Điều166.Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Toà án;
b) Gửi đến Toà án qua bưu điện.
2. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Do đó, bạn được quyền gửi đơn xin ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. Cácgiấy tờ, tài liệu để xin ly hôn tại Việt Nam cần chuẩn bị là:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
Về việc xin xử ly hôn vắng mặt
Theo quy định tại Điều 202 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 thì trong một số trường hợp Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử khi vắng mặt các đương sự của vụ án dân sự.
“Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên, khi không thể tham gia phiên tòa các đương sự có thể cử người đại diện tham gia phiên tòa thay cho mình hoặc viết đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Song, đối với vụ việc ly hôn, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, cụ thể là:“người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.”
Như vậy, nếu bạn không có điều kiện về Việt Nam để tham gia phiên tòa, bạn phải làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt tới Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?