Môi giới hối lộ trong đấu thầu sẽ bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
Môi giới hối lộ trong đấu thầu sẽ bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 89 Luật đấu thầu 2013 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:
1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;
c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.
Hành vi môi giới hối lộ là hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu.
Theo Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
Theo quy định trên thì với hành vi môi giới hối lộ thì có thể bị cấm hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu cao nhất là 5 năm.
Hoạt động đấu thầu (Hình từ Internet)
Công ty có dưới 30% vốn nhà nước có phải áp dụng luật đấu thầu khi mua sắm hàng hóa?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu 2013 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu gồm:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
Công ty của bạn có 25% vốn nhà nước nếu như công ty bạn thực hiện dự án đầu tư có giá trị trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì phải thực hiện đấu thầu. Còn nếu như công ty bạn thực hiện dự án đầu tư từ 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án trở xuống thì công ty không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013.
Cán bộ trường đại học làm công tác đấu thầu có cần chứng chỉ?
Theo khoản 1 Điều 16 Luật đấu thầu 2013 quy định cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu.
Theo hướng dẫn tại Công văn 2683/BKHĐT-QLĐT năm 2018 thì cá nhân không thuộc đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
a) Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện một dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;
b) Cá nhân thuộc các phòng của Cục, Vụ, Sở, huyện, doanh nghiệp nhà nước... tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 theo nhiệm vụ được giao và không hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu. Trong đó, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu là tham gia trực tiếp vào một trong các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 một cách thường xuyên, liên tục, mang tính chất nghề nghiệp, chuyên môn, chuyên trách;
c) Cá nhân tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục và không hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.
Các cá nhân nêu trên khi tham gia vào hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu (không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu).
Trường hợp cá nhân thuộc các phòng, khoa của Trường Đại học tham gia trực tiếp vào các công việc nêu trên theo nhiệm vụ được giao và không hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu thì không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?