Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không?

Xin chào ban biên tập, tôi mới đọc báo thấy ở Đắk Lắk có một vụ thuê thầy phong thủy trừ tà, vậy hành vi hành nghề mê tín dị đoan này bị xử lý hình sự ra sao? Nếu bị phạt hành chính thì phạt ra sao? Xin được giải đáp.

Hành nghề mê tín dị đoan có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người hành nghề mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hành nghề mê tín, dị đoan với mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức hình phạt tùy thuộc vào tình tiết, diễn biến, hồ sơ vụ việc từ đó làm căn cứ để Tòa án ra quyết định.

Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không?

Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không? (Hình từ Internet)

Hành nghề mê tín dị đoan bị phạt hành chính ra sao?

Theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Người tổ chức hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt này áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức sẽ phạt gấp đôi mức phạt quy định trên.

Hành nghề mê tín dị đoan lấy tiền người khác có bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp người phạm tội có dấu hiệu dùng việc hành nghề mê tín dị đoan lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cao nhất của tội danh này là tù chung thân. Để xác định có bị truy cứu tội danh trên cần phải căn cứ vào tình tiết, hồ sơ vụ án để Tòa án xác định tội danh và ra quyết định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Phan Hồng Công Minh
6,357 lượt xem
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Tổng hợp các tội phạm trong lĩnh vực thuế theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Buôn bán pháo lậu bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị xử lý hình sự khi hành nghề mê tín dị đoan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nói về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giả thông tin chuyển khoản để ăn chặn tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào