Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Tại Điều 38 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán
1. Tổng hợp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức và giám sát việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Quản lý, giám sát việc thực hiện đầy đủ và đúng hạn chế độ công bố thông tin và báo cáo đối với doanh nghiệp phát hành, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Trường hợp phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện chế độ công bố thông tin, báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán, có văn bản yêu cầu doanh nghiệp phát hành và cá nhân, tổ chức có liên quan giải trình, cung cấp bổ sung thông tin hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét, xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
5. Ban hành Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sở giao dịch chứng khoán trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để công bố thông tin trên chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo. Tổ chức và giám sát việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán. Quản lý, giám sát việc thực hiện đầy đủ và đúng hạn chế độ công bố thông tin và báo cáo đối với doanh nghiệp phát hành, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành. Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện chế độ công bố thông tin, báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán, có văn bản yêu cầu doanh nghiệp phát hành và cá nhân, tổ chức có liên quan giải trình, cung cấp bổ sung thông tin hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xem xét, xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Ban hành Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp; Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 29 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo đó:
Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường trong nước; cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán.
2. Có ý kiến chấp thuận Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định của Nghị định này.
3. Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán và việc cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán, trong đó bao gồm việc cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán, cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định tại Nghị định này; quản lý, giám sát Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc đăng ký, lưu ký, chuyển quyền sở hữu trái phiếu; quản lý, giám sát Sở giao dịch chứng khoán trong việc thực hiện công bố thông tin, chế độ báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Nghị định này.
4. Trên cơ sở quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp nhận và xử lý các vi phạm trong hoạt động chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật chứng khoán. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện thanh tra, kiểm tra Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp có trách nhiệm cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại thị trường trong nước; cho ý kiến về việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Có ý kiến chấp thuận Quy chế tiếp nhận, giám sát công bố thông tin, báo cáo và vận hành chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp, Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán và việc cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán, trong đó bao gồm việc cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán, cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành theo quy định tại Nghị định này; quản lý, giám sát Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc đăng ký, lưu ký, chuyển quyền sở hữu trái phiếu; quản lý, giám sát Sở giao dịch chứng khoán trong việc thực hiện công bố thông tin, chế độ báo cáo và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Trên cơ sở quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp nhận và xử lý các vi phạm trong hoạt động chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện thanh tra, kiểm tra Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp phát hành.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo đó:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Hướng dẫn việc chào bán trái phiếu của tổ chức tín dụng, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.
2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu; cấp phép cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp; giám sát việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu và việc các tổ chức này cam kết mua lại trái phiếu của doanh nghiệp khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) trong việc kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ đấu thầu, đại lý phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thực hiện quản lý nhà nước về ngoại hối và vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn việc chào bán trái phiếu, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu; cấp phép cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp; giám sát việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu và việc các tổ chức này cam kết mua lại trái phiếu của doanh nghiệp khác. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ đấu thầu, đại lý phát hành trái phiếu. Thực hiện quản lý nhà nước về ngoại hối và vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?