Xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam dựa trên nguyên tắc nào?
- 1. Nguyên tắc xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- 2. Trình tự xác định danh mục tài sản ký quỹ hợp lệ dựa trên tính thanh khoản tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
- 3. Xác định tỷ lệ chiết khấu chứng khoán ký quỹ tại ngày giao dịch không hưởng quyền tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
1. Nguyên tắc xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Theo Phụ lục 3 Phương thức xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về nguyên tắc xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Nguyên tắc:
- Danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ dựa trên tính thanh khoản được xác định định kỳ 6 tháng/lần.
- Các mã chứng khoán trong rổ chỉ số HNX30, VN30 mặc nhiên được coi là đủ tính thanh khoản để xem xét đưa vào danh sách chứng khoán được chấp nhận.
2. Trình tự xác định danh mục tài sản ký quỹ hợp lệ dựa trên tính thanh khoản tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
Căn cứ Phụ lục 3 Phương thức xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về trình tự xác định danh mục tài sản ký quỹ hợp lệ dựa trên tính thanh khoản tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Trình tự xác định danh mục tài sản ký quỹ hợp lệ dựa trên tính thanh khoản
Bước 1: Chọn 250 mã chứng khoán (150 mã niêm yết ở HSX và 100 mã niêm yết ở HNX, không bao gồm các mã chứng khoán trong rổ chỉ số HNX30, VN30) có giá trị giao dịch bình quân phiên lớn nhất trong 12 tháng gần nhất của kỳ đánh giá.
Bước 2: Sắp xếp tổng khối lượng giao dịch (KLGD) mỗi phiên của các mã đã lựa chọn trên trong từng tháng theo thứ tự từ cao đến thấp, chọn KLGD ở giữa làm KLGD trung vị (trong trường hợp có 02 ngày ở giữa thì sẽ lấy KLGD trung bình của 02 ngày này làm KLGD trung vị).
Bước 3: Tính tỷ lệ KLGD trung vị (R) của mỗi tháng:
R = KLGD trung vị/khối lượng chứng khoán lưu hành của ngày cuối tháng.
Trong đó:
Khối lượng chứng khoán lưu hành của ngày cuối tháng = Tổng khối lượng chứng khoán đăng ký, lưu ký - Khối lượng chứng khoán hạn chế chuyển nhượng (số liệu theo dõi trên hệ thống của VSD).
Bước 4: Xác định danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ:
- VSD xác định và công bố tỷ lệ R của từng kỳ đánh giá nhưng tối thiểu là 0,02%.
- Các mã chứng khoán có từ 6/12 tháng trở lên có tỷ lệ R< tỷ lệ R do VSD công bố sẽ không thuộc danh mục tài sản ký quỹ. Đối với các mã chứng khoán đã nằm trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ kỳ công bố trước, có từ 8/12 tháng trở lên có tỷ lệ R< tỷ lệ R do VSD công bố sẽ không thuộc danh mục tài sản ký quỹ.
- Danh mục chứng khoán làm tài sản ký quỹ bao gồm:
+ Các mã chứng khoán trong rổ chỉ số HNX30, VN30 (trừ các trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế này).
+ Các mã chứng khoán có từ 7/12 tháng trở lên có tỷ lệ R > tỷ lệ R do VSD công bố (đối với chứng khoán không nằm trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ kỳ công bố trước) và các mã chứng khoán có từ 5/12 tháng trở lên có tỷ lệ R > tỷ lệ R do VSD công bố (đối với chứng khoán đã nằm trong danh chứng khoán được chấp nhận ký quỹ kỳ công bố trước).
3. Xác định tỷ lệ chiết khấu chứng khoán ký quỹ tại ngày giao dịch không hưởng quyền tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tại Phụ lục 4 Xác định tỷ lệ chiết khấu chứng khoán ký quỹ tại ngày giao dịch không hưởng quyền ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về xác định tỷ lệ chiết khấu chứng khoán ký quỹ tại ngày giao dịch không hưởng quyền tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
Tỷ lệ chiết khấu chứng khoán ký quỹ tại ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định như sau:
Trong đó,
H : tỷ lệ chiết khấu áp dụng tại ngày giao dịch không hưởng quyền
Ht-1: tỷ lệ chiết khấu áp dụng tại ngày giao dịch liền kề trước ngày giao dịch không hưởng quyền
Ptc: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền
PC-1: Giá đóng cửa tại ngày giao dịch liền kề trước ngày giao dịch không hưởng quyền
Ptc được xác định theo công thức sau:
Ptc =
PC-1 + (I1 x Pr1) + (I2 x Pr2) + (I3 x Pr3) -TTHck- Divck- TTHt -Divt
1+ I1 + I2 + I3
Trong đó:
I1: Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua chứng khoán
I2: Tỷ lệ vốn tăng do thưởng bằng chứng khoán
I3: Tỷ lệ vốn tăng do phát hành cổ tức bằng chứng khoán
TTHck: Giá trị tiền thưởng bằng chứng khoán
Divck: Giá trị cổ tức bằng chứng khoán
TTHt: Giá trị tiền thưởng bằng tiền
Divt: Giá trị cổ tức/lợi tức bằng tiền
Pr1: Giá chứng khoán bán cho người có quyền mua chứng khoán
Pr2: Giá chứng khoán tính cho người được thưởng bằng chứng khoán
Pr3: Giá chứng khoán tính cho người được nhận cổ tức bằng chứng khoán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?