Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra là gì?
- 1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
- 2. Thanh tra viên, tiêu chuẩn và ngạch của Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra như thế nào?
- 3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là gì?
- 4. Cộng tác viên thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Luật thanh tra 2010 quy định về việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực như sau:
Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng.
Tại Điều 30 Luật thanh tra 2010 quy định về hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra viên, tiêu chuẩn và ngạch của Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra như thế nào?
Tại Điều 31 Luật thanh tra 2010 quy định về Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra như sau:
1. Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.
2. Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Tại Điều 32 Luật thanh tra 2010 quy định về tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra như sau:
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra.
Tại Điều 33 Luật thanh tra 2010 quy định về ngạch Thanh tra viên trong hoạt động thanh tra như sau:
1. Thanh tra viên có các ngạch như sau:
a) Thanh tra viên;
b) Thanh tra viên chính;
c) Thanh tra viên cao cấp.
2. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chính phủ quy định.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là gì?
Tại Điều 34 Luật thanh tra 2010 quy định về người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định.
4. Cộng tác viên thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?
Tại Điều 35 Luật thanh tra 2010 quy định về công tác viên thanh tra trong hoạt động thanh tra như sau:
Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra nhà nước có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra.
Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, chính sách, trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập cộng tác viên thanh tra do Chính phủ quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?