Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có quy trình thực hiện đăng ký thông tin tài khoản cho nhà đầu tư như thế nào?
- 1. Quy trình thực hiện đăng ký thông tin tài khoản cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
- 2. Quy trình thực hiện hủy đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản chứng khoán ký quỹ cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- 3. Phương pháp xác định giá trị ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là gì?
1. Quy trình thực hiện đăng ký thông tin tài khoản cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra sao?
Theo Mục I Phụ lục 1 đăng ký, huỷ đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản chứng khoán ký quỹ cho nhà đầu tư ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về quy trình thực hiện đăng ký thông tin tài khoản cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Đối với nhà đầu tư sử dụng cùng một (01) tài khoản tại thành viên bù trừ cho giao dịch chứng khoán phái sinh và quản lý chứng khoán ký quỹ.
a. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán giao ngay tại thành viên bù trừ và đề nghị sử dụng tài khoản hiện có:
- Thành viên bù trừ gửi yêu cầu kích hoạt chức năng giao dịch chứng khoán phái sinh cho tài khoản giao dịch hiện có của nhà đầu tư và đăng ký thông tin mở TK CKKQ cho nhà đầu tư đến VSD bằng điện MT598 - Yêu cầu mở tài khoản.
- VSD sẽ gửi thông báo cho thành viên chấp nhận hoặc từ chối thông qua điện MT598.
b. Trường hợp nhà đầu tư chưa có hoặc không sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán giao ngay tại thành viên bù trừ cho giao dịch chứng khoán phái sinh, quản lý chứng khoán ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh:
- Thành viên bù trừ thực hiện đăng ký thông tin mở tài khoản cho nhà đầu tư vào hệ thống lưu ký của VSD tương tự theo quy trình cập nhật thông tin mở tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư quy định tại Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của VSD.
- Thành viên bù trừ gửi yêu cầu kích hoạt chức năng giao dịch chứng khoán phái sinh cho tài khoản giao dịch vừa mở cho nhà đầu tư đồng thời đăng ký thông tin mở TK CKKQ cho nhà đầu tư đến VSD trên cùng điện MT598 - Yêu cầu mở tài khoản.
- VSD sẽ gửi thông báo cho thành viên chấp nhận hoặc từ chối thông qua điện MT598.
2. Nhà đầu tư sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch không phải là thành viên bù trừ.
- Thành viên bù trừ nơi nhà đầu tư mở tài khoản ký quỹ thực hiện đăng ký thông tin tài khoản vào hệ thống lưu ký của VSD theo quy trình cập nhật thông tin mở tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư quy định tại Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của VSD;
- Tiếp đó, thành viên bù trừ đăng ký thông tin tài khoản vừa mở sử dụng làm TK CKKQ và gửi thông tin tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch bằng hai (02) điện MT598 - Yêu cầu mở tài khoản riêng biệt;
- VSD sẽ gửi thông báo cho thành viên chấp nhận hoặc từ chối thông qua điện MT598.
3. Khi thực hiện gửi điện MT598 - Yêu cầu mở tài khoản, thành viên bù trừ phải đăng ký nguyên tắc bù trừ vị thế cho nhà đầu tư như sau:
a. Đối với các tài khoản giao dịch thông thường, thành viên bù trừ lựa chọn nguyên tắc bù trừ là tự động.
b. Đối với trường hợp đăng ký thông tin tài khoản giao dịch tổng theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này, căn cứ vào thỏa thuận với nhà đầu tư, thành viên bù trừ lựa chọn nguyên tắc bù trừ vị thế là không tự động.
2. Quy trình thực hiện hủy đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản chứng khoán ký quỹ cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Mục II Phụ lục 1 đăng ký, huỷ đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản chứng khoán ký quỹ cho nhà đầu tư ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về quy trình thực hiện hủy đăng ký thông tin tài khoản giao dịch, tài khoản chứng khoán ký quỹ cho nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Thành viên bù trừ thực hiện gửi yêu cầu hủy đăng ký thông tin TK CKKQ đã đăng ký cho nhà đầu tư đến VSD bằng điện MT598 - Yêu cầu đóng tài khoản.
2. VSD sẽ gửi thông báo cho thành viên chấp nhận hoặc từ chối thông qua điện MT598.
3. Phương pháp xác định giá trị ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam là gì?
Tại Phụ lục 2 phương pháp xác định giá trị ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL thanh toán bằng chuyển giao tài sản cơ sở ban hành kèm theo Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về phương pháp xác định giá trị ký quỹ ban đầu, ký quỹ đảm bảo tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Tính giá trị ký quỹ ban đầu (IM)
Giá trị ký quỹ ban đầu được tính toán dựa trên giá giao dịch được cập nhật trong phiên giao dịch, theo công thức sau:
IM = Tỷ lệ IM x số hợp đồng x giá giao dịch x hệ số nhân hợp đồng
Cuối ngày, sau khi tính toán DSP, VSD đánh giá lại giá trị ký quỹ ban đầu theo công thức:
IM = Tỷ lệ IM x số hợp đồng x DSP x hệ số nhân hợp đồng
2. Xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu theo phương pháp định lượng giá trị rủi ro VaR
Trong đó:
n: số ngày cần thiết để thanh lý một vị thế khi xảy ra trường hợp mất khả năng thanh toán.
MVaR: Giá trị rủi ro tính theo phương pháp luận về Modified VaR với công thức như sau:
MVaR = (mean + Z x δ)
Trong đó:
δ : độ lệch chuẩn của tỷ lệ biến động hàng ngày giá giao dịch hợp đồng tương lai/chỉ số cơ sở/giá trái phiếu/chỉ số trái phiếu trong 1 chu kỳ quan sát.
Mean: Giá trị bình quân số học của dãy dữ liệu tỷ lệ biến động giá lịch sử được thống kê quan sát
Z : giá trị tới hạn điều chỉnh được tính theo công thức sau:
Trong đó:
zc: Giá trị tới hạn tương ứng với độ tin cậy được lựa chọn (ví dụ, zc = 2,89 tương ứng với độ tin cậy 99,86%) trong mô hình thống kê phân phối chuẩn (normal distribution).
S: Hệ số bất đối xứng của phân phối xác suất của dãy dữ liệu được quan sát
K: Độ nhọn của phân phối xác suất của dãy dữ liệu được quan sát
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (IMrate) được xác định cho các HĐTL có cùng tài sản cơ sở với các tháng đáo hạn khác nhau là như nhau.
3. Xác định giá trị ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL thanh toán bằng chuyển giao tài sản cơ sở
Trong đó:
+ DMrate: Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL thanh toán bằng chuyển giao tài sản cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này.
+ FSP: giá thanh toán cuối cùng của HĐTL
+ m: hệ số nhân hợp đồng
+ q: số hợp đồng tương lai nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng thanh toán bằng chuyển giao tài sản cơ sở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?