Tổ chức lễ tang cho sĩ quan quân đội tại nhà có được nhận hỗ trợ tổ chức không?
1. Có được nhận hỗ trợ tổ chức lễ tang nếu làm lễ tang cho sĩ quan quân đội tại nhà hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần, theo đó:
1. Cơ quan, đơn vị trong Quân đội chủ trì tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần (theo phân cấp quy định tại mục B, mục C, mục D, phần III, Thông tư liên tịch số 114/2005/ITLT-BQP- BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ), ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hỗ trợ kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác (nếu có) cho một trường hợp như sau:
a) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
b) Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
c) Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
2. Trường hợp tổ chức lễ tang tại gia đình, không tổ chức theo nghỉ lễ quân đội, thì cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản l Điều này chịu trách nhiệm cấp tiền hỗ trợ theo quy định cho gia đình.
Trường hợp thân nhân không muốn tổ chức lễ tang theo nghỉ lễ quân đội cho người sĩ quan quân đội đã chết mà muốn tổ chức lễ tang tại gia đình thì vẫn được nhận tiền hỗ trợ tổ chức lễ tang.
2. Mức hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với trường hợp sĩ quan quân đội chết là bao nhiêu?
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần, theo đó:
1. Cơ quan, đơn vị trong Quân đội chủ trì tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần (theo phân cấp quy định tại mục B, mục C, mục D, phần III, Thông tư liên tịch số 114/2005/ITLT-BQP- BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ), ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hỗ trợ kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác (nếu có) cho một trường hợp như sau:
a) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
b) Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
c) Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
Với quy định này, tùy theo chức vụ mà sĩ quan quân đội khi chết sẽ được hỗ trợ tang lễ tối đa là 7.000.000 đồng và tối thiểu là 3.000.000 đồng.
3. Kinh phí hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với sĩ quan quân đội chết được lấy từ các nguồn nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định nguồn kinh phí, theo đó:
1. Đối với các đơn vị dự toán: Kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này được tính trong dự toán ngân sách quốc phòng hàng năm của đơn vị và được hạch toán vào Mục 6250 ‘‘Phúc lợi tập thể" đối với trợ cấp khó khăn đột xuất; Mục 7150 "Chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội" theo tiểu mục, tiết mục, ngành tương ứng trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong Quân đội.
2. Đối với các đơn vị hạch toán: Kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này được tính vào giá thành sản phẩm.
Như vậy, kinh phí để hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với sĩ quan quân đội chết được lấy từ các nguồn nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?