Thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm những văn bản nào? Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy? Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như thế nào? Nhờ tư vấn!

1. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm những văn bản nào?

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 23/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).

d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.

e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm thu thập tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

2. Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy?

Theo Điều 9 Nghị định 23/2018/NĐ-CP mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:

a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định như sau:

1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải đảm bảo minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

2. Hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.

3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:

a) Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

b) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

c) Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

4. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 3 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Trân trọng!

Bồi thường bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi thường bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Nâng mức giảm trừ bồi thường bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ không thực hiện đầy đủ các kiến nghị về phòng cháy chữa cháy từ ngày 06/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm sai lệch thông tin để nhận yêu cầu bồi thường bảo hiểm có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Những trường hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường?
Hỏi đáp pháp luật
Các khoản thiệt hại vật chất nào mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trong bảo hiểm đầu tư?
Hỏi đáp pháp luật
Bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng có hồ sơ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thành phần hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi thường bảo hiểm
1,119 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi thường bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào