Quy định về trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
- 1. Trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
- 2. Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
- 3. Trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
- 4. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?
1. Trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
Tại Điều 17 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Bộ Quốc phòng lập, điều chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
2. Bộ Tư lệnh Quân khu lập, điều chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch vùng, tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đô thị, nông thôn; phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện trọng điểm về quốc phòng; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh trọng điểm về quốc phòng.
3. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội lập, điều chỉnh và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp quận, huyện; kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố Hà Nội.
4. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh lập, điều chỉnh và trình Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện trên địa bàn tỉnh; kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực cấp tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các huyện trọng điểm quốc phòng.
2. Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
Tại Điều 18 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch và nội dung kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch
a) Chiến lược, hệ thống quy hoạch quốc gia, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;
b) Nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả nước, trong vùng, lãnh thổ, trong ngành, lĩnh vực của bộ, ngành, địa phương;
c) Kết quả điều tra, khảo sát về khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch
a) Phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu về quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;
b) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ tác động trực tiếp đến khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;
c) Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu của việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;
d) Đề xuất phương án tổng thể để đảm bảo nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;
đ) Xác định nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ ưu tiên, thứ tự các bước công việc để bảo đảm nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh;
e) Xác định chính sách và nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch; các chương trình, dự án cần ưu tiên phát triển để bảo đảm thực hiện có hiệu quả kế hoạch.
3. Nội dung kế hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực đã được xác định trong kế hoạch tổng thể; phù hợp với quy hoạch vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn; phù hợp với kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược.
3. Trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?
Tại Điều 19 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục lập kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Cơ quan lập kế hoạch chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập kế hoạch, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt; cơ quan chủ trì đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng, thứ tự ưu tiên, giải pháp và nguồn lực để xây dựng kế hoạch, gửi bộ, ngành, địa phương liên quan.
2. Bộ, ngành, địa phương phối hợp đề xuất các nội dung liên quan đưa vào kế hoạch gửi cơ quan chủ trì lập kế hoạch; cơ quan chủ trì tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch gửi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương liên quan; tiếp thu, giải trình và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ kế hoạch đề nghị cấp thẩm quyền phê duyệt gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch; dự thảo kế hoạch; dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt kế hoạch; báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của bộ, ngành, địa phương và các văn bản có liên quan.
4. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh do Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng phù hợp với kế hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng phù hợp với kế hoạch chi tiết đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?