Quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội là gì?

Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội như thế nào? Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như thế nào? Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong các lĩnh vực khác được quy định như thế nào? Hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì? Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội như thế nào?

Tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội như sau:

7. Kết hợp trong giáo dục và lao động thương binh xã hội

a) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và sẵn sàng phục vụ quốc phòng, trọng tâm là cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật giỏi ở các ngành nghề sẵn sàng phục vụ quốc phòng;

b) Việc quản lý phát triển lực lượng lao động, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, đào tạo dạy nghề phải gắn với chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công và bảo trợ xã hội.

2. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như thế nào?

Tại Khoản 8 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong khoa học và công nghệ như sau:

8. Kết hợp trong khoa học và công nghệ

a) Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, trí tuệ nhân tạo, phục vụ dân sinh phải gắn với các ngành khoa học và công nghệ của quốc phòng;

b) Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và ngược lại, kết nối tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế, khuyến khích liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.

3. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong các lĩnh vực khác được quy định như thế nào?

Tại Khoản 9, 10 và 11 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong các lĩnh vực khác như sau:

9. Kết hợp trong y tế: Phối hợp chặt chẽ giữa y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh; xây dựng mô hình quân - dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cấp tỉnh, huyện ngoài các bệnh viện được bố trí theo cụm dân cư, phải tổ chức các đội y tế cơ động theo kế hoạch tác chiến, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời bình, đồng thời sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống.

10. Kết hợp trong quản lý tài nguyên và môi trường: Việc quản lý, sử dụng đất đai; khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng; quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa; hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sa mạc hóa; đo đạc bản đồ, viễn thám, phân giới cắm mốc; khắc phục, xử lý chất độc da cam/dioxin, bom, mìn, vật liệu nổ tồn dư sau chiến tranh phải bảo đảm các yêu cầu quốc phòng.

11. Các ngành, lĩnh vực khác: Khi xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu; đồng thời có phương án sơ tán, phân tán đến nơi an toàn để bảo đảm sản xuất khi có tình huống quốc phòng, an ninh; sản phẩm của các ngành, lĩnh vực vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quốc phòng khi có tình huống.

4. Hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội là gì?

Tại Điều 16 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về hệ thống kế hoạch, kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội như sau:

1. Hệ thống kế hoạch

a) Kế hoạch tổng thể về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, bao gồm: Kế hoạch đảm bảo trong thời bình được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và nhu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Kế hoạch khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và tình trạng chiến tranh;

b) Kế hoạch chi tiết về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh của Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

2. Kỳ kế hoạch

Kế hoạch lập cho thời kỳ 05 năm, có tầm nhìn từ 10 năm đến 15 năm. Kế hoạch luôn được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với chiến lược, hệ thống quy hoạch quốc gia; kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

3. Điều chỉnh kế hoạch

Thời hạn xem xét điều chỉnh Kế hoạch theo định kỳ hằng năm. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế.

Trân trọng!

Kế hoạch
Hỏi đáp mới nhất về Kế hoạch
Hỏi đáp pháp luật
Những quan điểm kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trách nhiệm lập, điều chỉnh và trình kế hoạch trong việc kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong giáo dục và lao động thương binh xã hội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Vận hành thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có kế hoạch như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung đề xuất kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm gồm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án Truyền thông về giảm nghèo đa chiều trong giảm nghèo bền vững 2021-2025
Hỏi đáp pháp luật
Kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin trong giảm nghèo bền vững 2021-2025 được lập như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế hoạch
Nguyễn Hữu Vi
945 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế hoạch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào