Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính thuộc về ai?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính được quy định ra sao? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Hiện nay, tôi đang tham gia vào một vụ án hành chính giải quyết khiếu kiện liên quan đến quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh X. Tôi có khiếu nại về quyết định của Thẩm phán tại phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, tôi thắc mắc thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 332 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính được quy định như sau:
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định trên do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo Luật tố tụng hành chính 2015.
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hành chính? (Hình từ Internet)
Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính là bao lâu?
Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Hiện nay, tôi đang tham gia vào một vụ án hành chính giải quyết khiếu kiện liên quan đến quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong quá trình giải quyết vụ án, tôi thấy Thư Ký Tòa án có một số hành vi trái pháp luật. Tôi rất bức xúc và muốn khiếu nại về những hành vi này. Vậy xin Ban biên tập tư vấn giúp tôi: thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính quy định ra sao?
Trả lời:
Thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 330 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Theo đó, thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập thời hạn khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo Luật tố tụng hành chính 2015.
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính gồm những gì?
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Vừa qua, tôi có đại diện cho cơ quan để tham gia vào một vụ án hành chính. Trong quá trình giải quyết vụ án, bên người khởi kiện có khiếu nại quyết định của cơ quan tôi. Tôi rất thắc mắc pháp luật quy định về nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 329 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Theo đó, nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về nghĩa vụ của người bị khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo Luật tố tụng hành chính 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?