Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi hành nghề được 02 năm?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề cần được giải đáp. Hiện tại, em đang học khóa học đào tạo nghề Luật sư nhưng em cũng có quan tâm đến nghề Thừa phát lại. Em có dự định là hành nghề Luật sư được 02 năm thì sẽ chuyển sang hành nghề Thừa phát lại, em thắc mắc là trường hợp này có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không? Nếu được thì thời gian tập sự hành nghề là bao lâu? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, em cảm ơn.

Luật sư hành nghề được 02 năm có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài như sau:

2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.

Như vậy, theo quy định trên luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên thì có thể được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại. Dự định của bạn là hành nghề luật sư trong 02 năm rồi sang hành nghề Thừa phát lại thì bạn không được miễn đào tạo mà bạn vẫn phải tham gia một khóa học đào tạo như những người khác.

Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi hành nghề được 02 năm?

Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi hành nghề được 02 năm? (Hình từ Internet)

Thời gian tập sự hành nghề Thừa phát lại dành cho người được miễn đào tạo là bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài như sau:

3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:

5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.

Do đó, những người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại sẽ phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Theo đó, người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại cũng được xem là người được miễn đào tạo nghề sẽ có 03 tháng để tập sự hành nghề.

Còn trường hợp của bạn là chưa đủ điều kiện để được miễn đào tạo nên phải học một khóa đào tạo. Do đó, thời gian tập sự của bạn là 06 tháng.

Những trường hợp nào không được bổ nhiệm Thừa phát lại?

Tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

1. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
3. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
4. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
5. Người quy định tại khoản 3 Điều này bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
6. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
7. Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
8. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trên đây là những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại mà luật quy định.

Trân trọng!

Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại
Hỏi đáp Pháp luật
Luật sư, công chứng viên được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải cần có thời gian hành nghề bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại khi hành nghề được 02 năm?
Hỏi đáp pháp luật
Những giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại
Hỏi đáp pháp luật
Người đã làm thẩm phán thì được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại?
Hỏi đáp pháp luật
Người đã là luật sư thì có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Người đã là luật sư thì có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại
698 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào