Bị phạt hành chính như thế nào khi nuôi heo gây ô nhiễm môi trường?
Chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường bị phạt hành chính như thế nào?
Tại khoản 3, khoản 8, khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
3. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản này từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, tùy thuộc vào hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh mà cá nhân chăn nuôi heo có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Bị phạt hành chính như thế nào khi nuôi heo gây ô nhiễm môi trường? (Hình từ Internet)
Ngoài ra, sẽ áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả như trên.
Cá nhân chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi bị phạt như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ, theo đó:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Khi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư thì cá nhân chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Chăn nuôi 2018 quy định hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm:
a) Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về chăn nuôi;
b) Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy, hoạt động khoa học và công nghệ trong chăn nuôi được Nhà nước ưu tiên bao gồm những hoạt động nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?