Nghỉ tái hôn có được hưởng nguyên lương không?
Có được nghỉ hưởng nguyên lương khi tái hôn hay không?
Xin hỏi là, tái hôn có được nghỉ phép ngày cưới hưởng nguyên lương không? Tôi từng kết hôn một lần và vì không hạnh phúc nên đã ly hôn và hiện sắp kết hôn lần hai. Tôi muốn hỏi đối với lần này tôi có còn được hưởng nghỉ để kết hôn được không? Nếu không tôi có thể dùng phép năm của mình để nghỉ không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo quy định hiện hành không có quy định về việc giới hạn số lần bạn được nghỉ hưởng nguyên lương do kết hôn. Đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì bạn hoàn toàn có thể được nghỉ để kết hôn.
Đây được xem là nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, nhưng bạn phải thông báo với người sử dụng lao động. Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn nghỉ thêm, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương hoặc dùng phép năm.
Nghỉ tái hôn có được hưởng nguyên lương không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Nhờ bạn nhận lương thì cần phải làm gì?
Dạ, em làm ở công ty khu vực nông thôn, thông thường đến tháng nhận lương trực tiếp tại công ty. Tuy nhiên, trường hợp em có công việc đột xuất muốn nhờ bạn bè nhận lương thay. Như vậy, thì cần làm thế nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp bạn không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Do đó, để được thuận lợi hơn thì bạn nên làm giấy ủy quyền, nội dung là nhận tiền lương tháng thay cho bạn. Giấy ủy quyền này không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.
Mẹ chồng tái hôn thì con dâu có được nghỉ hưởng lương không?
Cho hỏi, trường hợp cha chồng mất từ lâu, nay mẹ chồng tái giá, kết hôn với người khác thì con dâu có được nghỉ hưởng lương theo luật không ạ?
Trả lời:
Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trường hợp này người con dâu sẽ không được nghỉ việc hưởng nguyên lương, đồng thời cũng không thuộc trường hợp nghỉ không lương theo luật định. Tuy nhiên, người con dâu này có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về trường hợp nghỉ không lương hoặc sử dụng phép năm để nghỉ được hưởng nguyên lương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?