Tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong những trường hợp nào?
Những trường hợp tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu?
Căn cứ Điều 40 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu như sau:
1. Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Việc tạm ngừng giao dịch do hệ thống tự động kích hoạt khi giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường. Các ngưỡng tạm ngừng này được cài đặt bằng tham số trên hệ thống công nghệ thông tin sau khi được UBCKNN chấp thuận.
b) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp hoặc thực hiện giảm vốn điều lệ khác theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp.
c) Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu.
d) Tổ chức niêm yết không thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch trong thời hạn theo yêu cầu của SGDCK.
đ) Theo yêu cầu của UBCKNN.
e) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện tạm ngừng giao dịch. SGDCK hiển thị ký hiệu tạm ngừng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức niêm yết có chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch theo quy định tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều này phải giải trình nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị tạm ngừng giao dịch (nếu có) và công bố thông tin.
4. SGDCK xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà tổ chức niêm yết không giải trình hoặc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, SGDCK sẽ xem xét tiếp tục gia hạn tạm ngừng giao dịch hoặc đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch. Đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này, SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán giao dịch trở lại khi doanh nghiệp hoàn tất tách doanh nghiệp hoặc thực hiện giảm vốn điều lệ khác hoặc trên cơ sở đề nghị của tổ chức niêm yết.
5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán tạm ngừng giao dịch quy định tại khoản 4 Điều này.
6. SGDCK công bố thông tin trước khi áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp tạm ngừng giao dịch có hiệu lực.
Như vậy, chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Việc tạm ngừng giao dịch do hệ thống tự động kích hoạt khi giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường. Các ngưỡng tạm ngừng này được cài đặt bằng tham số trên hệ thống công nghệ thông tin sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp hoặc thực hiện giảm vốn điều lệ khác theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp.
- Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu.
- Tổ chức niêm yết không thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch trong thời hạn theo yêu cầu của SGDCK.
- Theo yêu cầu của UBCKNN.
- SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.
Tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đình chỉ giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu trong những trường hợp nào?
Theo Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 việc đình chỉ giao dịch chứng khoán niêm yết là cổ phiếu được quy định như sau:
1. Chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định.
b) Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của SGDCK.
c) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
d) Theo yêu cầu của UBCKNN.
đ) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch. SGDCK hiển thị ký hiệu đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức niêm yết có chứng khoán bị đình chỉ giao dịch phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.
4. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của tổ chức niêm yết. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này, tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi thực hiện công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày SGDCK xác định tổ chức niêm yết có vi phạm công bố thông tin gần nhất.
5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 4 Điều này.
6. SGDCK thực hiện công bố thông tin trước khi áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp đình chỉ giao dịch.
Theo đó, chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét quá 06 tháng so với thời hạn quy định.
- Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của SGDCK.
- Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
- Theo yêu cầu của UBCKNN.
- SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.
Cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 42 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về cảnh báo đối với chứng khoán niêm yết là chứng chỉ quỹ như sau:
1. Chứng khoán bị cảnh báo khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 01 năm.
b) Chứng chỉ quỹ đóng, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không có giao dịch trong vòng 06 tháng.
c) Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 10 tỷ đồng liên tục trong vòng 01 tháng.
d) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ hoán đổi danh mục liên tục trong 01 tháng gần nhất vượt quá từ 80% đến 100% của mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK.
2. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện cảnh báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hiển thị ký hiệu cảnh báo và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán có chứng khoán thuộc diện cảnh báo phải giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng bị cảnh báo và công bố thông tin.
4. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi xác định công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo nếu công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu 06 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị cảnh báo hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị cảnh báo được khắc phục hoàn toàn.
5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo quy định tại khoản 4 Điều này và công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?