Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng như nào?
- Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
- Các bộ, ngành, địa phương tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
- Làm chủ, tự chủ công nghệ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng?
Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
Theo Điểm c Tiểu mục 7 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
c) Bộ Quốc phòng
- Nghiên cứu nội dung, hình thức xây dựng Thế trận Quốc phòng toàn dân trên không gian mạng gắn với Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng.
- Xây dựng hệ thống giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ xâm phạm quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, góp phần xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.
- Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý.
- Phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tấn công mạng, hành vi chống phá Đảng, Nhà nước; phòng, chống khủng bố mạng đối với các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý.
Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng được quy định như trên.
Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng như nào? (Hình từ Internet)
Các bộ, ngành, địa phương tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
Tại Điểm d Tiểu mục 7 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
d) Các bộ, ngành, địa phương
- Giám sát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.
- Phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, nhiều tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam.
Trên đây là quy định các bộ, ngành, địa phương tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Làm chủ, tự chủ công nghệ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng?
Theo Điểm a Tiểu mục 8 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Nghiên cứu và phát triển:
. Chỉ đạo 2 đến 3 doanh nghiệp ICT lớn phát triển Trung tâm R&D về an toàn thông tin mạng, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới.
. Phát triển Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin và công bố các sản phẩm đạt chuẩn an toàn thông tin mạng.
. Hỗ trợ một số doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu có năng lực làm chủ và sáng tạo về giải pháp công nghệ để phát triển giải pháp an toàn thông tin mạng trọng điểm.
. Thúc đẩy các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo xuất sắc, phục vụ lợi ích quốc gia.
+ Hợp tác công tư:
. Định hướng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề quốc gia về an toàn thông tin mạng.
. Thúc đẩy sứ mệnh của doanh nghiệp viễn thông giải quyết bài toán lớn của đất nước về an toàn thông tin mạng.
- Bộ Công an
+ Xây dựng chiến lược từng bước tiếp thu, kế thừa công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng của nước ngoài thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ. Khuyến khích và tôn vinh tinh thần đổi mới sáng tạo về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng.
+ Xây dựng cơ chế thúc đẩy làm chủ, tự chủ có chọn lọc và lộ trình phù hợp về an ninh mạng, tiến tới làm chủ công nghệ cốt lõi về khoa học và công nghệ nhằm giải quyết những nguy cơ, thách thức về an ninh mạng và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.
+ Xác định, chọn lọc công nghệ an ninh mạng có tầm chiến lược quốc gia, dài hạn, với một cơ chế hợp tác dân sự - an ninh:
. Nghiên cứu, xây dựng Mạng theo dõi không gian dựa trên các công nghệ xử lý thông tin trong mọi điều kiện thời tiết, thời điểm, có tốc độ truyền và xử lý cao, kết hợp công nghệ cảm biến, theo dõi, phân tích, nhận dạng, ứng dụng thời gian thực và có độ phân giải cao.
. Hình thành hệ thống thông tin an ninh mạng gồm: hệ thống chỉ huy, hệ thống thông tin chiến lược, hệ thống cảnh báo nguy cơ không gian, biển, không gian số, vũ khí mới, hệ thống bảo vệ vùng trời, hệ thống bảo vệ vùng biển, hệ thống bảo vệ môi trường sinh học và hệ thống bảo vệ không gian mạng quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
. Đầu tư cho các dự án bảo đảm an ninh mạng trong trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, thiết bị thông minh, mã hóa lượng tử và mạng lưới tính toán hiệu năng cao, hệ điều hành cho cấu trúc lai ghép tính toán lượng tử, mô phỏng não và máy tính số thông thường, các công nghệ xử lý lỗi, linh kiện và thiết bị ngoại vi, cảm biến lượng tử.
. Thúc đẩy ứng dụng song hành các sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, như: xây dựng và bảo vệ quy hoạch đô thị thông minh, kế hoạch hóa đô thị, giải quyết vấn đề giao thông, an ninh xã hội, các giải pháp cảm biến, theo dõi, tối ưu, dự báo, xử lý dữ liệu, cảnh báo sớm; bảo đảm an ninh mạng trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về công nghiệp giải trí và truyền thông.
. Xây dựng và đặt các Viện nghiên cứu về an ninh mạng vào một mạng lưới nghiên cứu sử dụng chung hạ tầng nhằm cùng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ an ninh mạng. Các Viện cần có năng lực và được đầu tư hạ tầng, các phòng thí nghiệm tiên tiến để tích hợp công nghệ, tri thức khoa học, chuyển giao từ cơ sở đào tạo cho doanh nghiệp.
. Xây dựng và vận hành các phòng thí nghiệm quốc gia về an ninh mạng tiên tiến theo nguyên tắc cung cấp dịch vụ, hoạt động theo cơ chế mở, dùng chung. Có chính sách chia sẻ quyền sở hữu công bằng và hợp lý đối với kết quả nghiên cứu tại phòng thí nghiệm về an ninh mạng, sử dụng vốn ngân sách và sử dụng hỗn hợp ngân sách cùng với vốn đầu tư từ doanh nghiệp.
. Xây dựng cơ chế thu hút các doanh nghiệp, viện trường tham gia phát triển công nghệ về an ninh mạng. Đầu tư một số dự án nghiên cứu cơ bản hoặc phát triển công nghệ cốt lõi về an ninh mạng có tầm quan trọng chiến lược từ nguồn kinh phí quốc phòng - an ninh, theo cơ chế tài chính đặc biệt.
. Huy động và triển khai hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của các doanh nghiệp thành viên “Hiệp hội An ninh mạng quốc gia”, gồm các cá nhân, tổ chức hàng đầu của Việt Nam về công nghệ cốt lõi để trở thành “cánh tay nối dài” trong sự nghiệp làm chủ, tiến tới tự chủ, tự cường của đất nước.
. Xây dựng Danh mục công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng ưu tiên làm chủ, tự chủ.
- Bộ Quốc phòng
+ Hình thành hệ thống thông tin phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên không gian mạng, gồm: hệ thống chỉ huy, hệ thống thông tin chiến lược, hệ thống cảnh báo nguy cơ không gian, biển, không gian số, vũ khí mới, hệ thống bảo vệ vùng trời, hệ thống bảo vệ vùng biển, hệ thống bảo vệ môi trường sinh học và hệ thống bảo vệ không gian mạng quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, ưu tiên đầu tư cho các Viện nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên không gian mạng.
+ Thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp quốc phòng.
- Doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng
+ Nghiên cứu, phát triển, tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ an toàn, an ninh mạng.
+ Khuyến khích nghiên cứu, giải mã, phát triển, làm chủ được các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bao gồm: các sản phẩm, dịch vụ truyền tải viễn thông, Internet và cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng; các sản phẩm, dịch vụ, biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phòng, chống khủng bố mạng; các hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng diện rộng; các sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng tham gia giải quyết bài toán của xã hội.
Làm chủ, tự chủ công nghệ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?