Mục tiêu cụ thể về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025 là gì?

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng? Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng? Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng? Cảm ơn anh chị đã tư vấn. 

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng?

Tại Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).
b) Xây dựng được hệ thống Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
c) Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
d) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và an ninh mạng.
đ) Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ).
e) Phấn đấu 80% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
g) Đặt nền móng hình thành nền công nghiệp an ninh mạng và công nghiệp an toàn thông tin mạng. Xây dựng nền tảng chính sách phù hợp cho khởi nghiệp về an toàn, an ninh mạng.
h) Phát triển từ ba đến năm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trọng điểm, chiếm lĩnh thị trường trong nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
i) Doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng hàng năm tăng trưởng từ 20 đến 30%.
k) Thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
l) Hình thành một trung tâm nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo về an ninh mạng, thu hút được các nhà khoa học trên thế giới, nhà khoa học Việt Nam về nước để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm.
m) Hình thành một Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn thông tin mạng, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới.
n) Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng được quy định như trên.

Mục tiêu cụ thể về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025 là gì?

Mục tiêu cụ thể về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025 là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Duy trì, nâng cao năng lực, thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu.
b) Xây dựng được Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng với sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân.
c) Củng cố, tăng cường lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
d) Phấn đấu 90% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
đ) Hình thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo về an ninh mạng có danh tiếng trong khu vực và thế giới.
e) Hình thành hai đến ba Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn thông tin mạng, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới.
g) Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn, an ninh mạng hàng đầu châu Á. Hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới.
h) Duy trì doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng hàng năm tăng trưởng từ 10 - 20%.

Trên đây là mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng?

Theo Tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
a) Thống nhất nhận thức từ trung ương tới địa phương về bảo đảm an toàn, an ninh mạng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia điều phối chung sự phối hợp giữa 4 lực lượng (các Bộ: Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương). Các lực lượng này chủ động, phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị.
c) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác an toàn, an ninh mạng, chủ động rà soát, xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo thực hiện hiệu quả.
d) Phát huy sự tham gia có hiệu quả của quần chúng nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ động ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng.
đ) Hình thành Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng kết hợp chặt chẽ với Thế trận Quốc phòng toàn dân trên không gian mạng.
e) Nhà nước ưu tiên chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, kỹ thuật an toàn, an ninh mạng; thúc đẩy nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công nghiệp an toàn thông tin mạng và công nghiệp an ninh mạng. Xây dựng cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong xây dựng và thực thi các chính sách về an toàn, an ninh mạng. Đẩy mạnh phổ biến kỹ năng tham gia không gian mạng an toàn.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng được quy định cụ thể như trên.

Trân trọng!

Không gian mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Không gian mạng
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công an có trách nhiệm như thế nào trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Hỏi đáp pháp luật
Nền tảng số với thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được bảo vệ?
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được Bộ Công an bảo vệ như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trước thách thức không gian mạng quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được bảo vệ như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Quốc phòng tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quan điểm Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hoàn thiện hành lang pháp lý Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng của Bộ Công an như nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu cụ thể về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025 là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định như nào về bảo vệ chủ quyền quốc gia với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Không gian mạng
Nguyễn Minh Tài
1,900 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào