Cảnh sát môi trường có những trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như thế nào? Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm? Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như thế nào?

Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như sau:

1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.

Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như trên.

Cảnh sát môi trường có những trách nhiệm như thế nào?

Cảnh sát môi trường có những trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm?

Theo Điều 9 Thông tư 83/2019/TT-BCA những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm bao gồm:

1. Tiết lộ bí mật, tin tức, tài liệu vụ việc đang điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai đối với những người không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp tin tức, tài liệu của các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan khác có liên quan về nội dung vụ việc do mình được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, xác minh thì phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
2. Lợi dụng danh nghĩa công tác đến các cơ quan, tổ chức hoặc gặp riêng cá nhân để gây khó khăn, phiền hà, nhận quà biếu dưới mọi hình thức.
3. Tùy tiện tiếp xúc với đối tượng đang bị điều tra và những người có liên quan đến các vụ việc đang điều tra. Trường hợp đối tượng tự ý tìm gặp thì phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết để có hướng xử lý. Chỉ được tìm hiểu, xác minh những nguồn tin, đơn, thư tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được lãnh đạo phân công.
4. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trên đây là quy định những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm.

Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 83/2019/TT-BCA công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường được quy định như sau:

1. Cơ quan Cảnh sát môi trường phải bố trí địa điểm thuận lợi để tiếp cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức và bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tại nơi tiếp phải có hòm thư góp ý để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Phải phân công cán bộ theo dõi việc giải quyết, trả lời cho người gửi đơn, thư theo quy định.
2. Mọi đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được ghi vào sổ theo quy định và chuyển ngay đến lãnh đạo có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những đơn, thư không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát môi trường thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có đơn, thư biết theo quy định của pháp luật.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được nhận, giải quyết đơn, thư tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan, trừ trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ trực ban tại Cơ quan Cảnh sát môi trường phải mặc trang phục theo đúng điều lệnh Công an nhân dân; có thái độ tôn trọng, lịch sự, đúng mực, tận tâm giải quyết những yêu cầu chính đáng của cá nhân; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; không được gây khó khăn đối với người của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến liên hệ công tác.

Cơ quan Cảnh sát môi trường phải bố trí địa điểm thuận lợi để tiếp cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức và bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Trân trọng!

Cảnh sát môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường là ngày mấy? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi có các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cảnh sát môi trường có những trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát môi trường
536 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào