Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì?
Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như sau:
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Những nội dung nào Cảnh sát môi trường phải công khai?
Theo Điều 5 Thông tư 83/2019/TT-BCA Những nội dung Cảnh sát môi trường phải công khai được quy định như sau:
1. Trụ sở, nơi làm việc của Cảnh sát môi trường; số điện thoại trực ban đơn vị; người có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư, tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thuộc nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm và hậu quả (nếu có) mà Cảnh sát môi trường đã xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
Cảnh sát môi trường phải công khai những nội dung quy định trên.
Các hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 83/2019/TT-BCA căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của cơ quan Công an.
2. Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an (nếu có).
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Các hình thức phù hợp khác.
Hình thức công khai về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường bao gồm 05 hình thức trên.
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường?
Theo Điều 7 Thông tư 83/2019/TT-BCA quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như sau:
1. Chủ động tìm hiểu những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; những vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm xảy ra trong cơ quan, tổ chức của mình đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
2. Tham gia ý kiến với lãnh đạo cơ quan Công an nói chung và Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát môi trường về hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường, kịp thời phản ánh những hành vi tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Phát hiện, cung cấp thông tin, tài liệu về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm cho Cảnh sát môi trường hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Nguồn tin và người phát hiện, cung cấp thông tin được đảm bảo giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo, giải trình đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cảnh sát môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.
5. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, hợp tác và giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường trong khi thi hành nhiệm vụ.
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?