Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại như sau:
1. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan; trường hợp các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đã ký.
2. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
3. Các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.
4. Giá cho thuê nhà phục vụ đối ngoại được xác định theo thị trường; đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy để bảo tồn và phát triển nhà phục vụ đối ngoại; việc miễn hoặc giảm giá cho thuê nhà thấp hơn giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên nguyên tắc “có đi có lại”, phù hợp với quan hệ đối ngoại của Nhà nước.
Việc thuê đất, xác định tiền thuê đất và miễn, giảm tiền thuê đất (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và Nghị định này.
5. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước để phục vụ hoạt động đối ngoại thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
6. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo chức trách, nhiệm vụ được giao; quản lý nguồn thu, các khoản chi theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan và được thực hiện theo quy định trên.
Việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương như sau:
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng.
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng hỗ tương. Lập phương án bố trí sử dụng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài có quy định trách nhiệm của Bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương.
Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương.
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền?
Theo Điều 6 Nghị định 90/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/12/2022) việc quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền được quy định như sau:
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng.
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng không phải trả tiền. Lập phương án bố trí sử dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quy định trách nhiệm của bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền.
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?