Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là gì?
Tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc;
c) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
d) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh;
đ) Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định như trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh như thế nào? (Hình từ Internet)
Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại Khoản 10 Điều 2 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
a) Là cơ quan đầu mối trong việc quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại theo thẩm quyền;
c) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định đề xuất, chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều bộ, ngành.
Quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ở trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?