Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định như sau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Là cơ quan đầu mối về vận động, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách hợp tác phát triển với nhà tài trợ nước ngoài; quy hoạch, kế hoạch thu hút, điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này.
2. Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo thẩm quyền.
3. Chủ trì chuẩn bị nội dung và tổ chức vận động, điều phối vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo thẩm quyền; tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ các Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp với nhà tài trợ xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (đối với nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và ngân hàng quốc tế khác mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện) thẩm định nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng và khả năng cân đối các nguồn vốn này.
5. Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A; gửi văn bản chính thức đề nghị nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho chương trình, dự án sau khi chủ trương đầu tưchương trình, dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA viện trợ không hoàn lại theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này; đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính:
a) Tổng hợp và lập kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trung hạn 5 năm, kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi hàng năm của cả nước; cân đối đầy đủ và bố trí vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách hàng năm để chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với chương trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hàng năm;
b) Xử lý nhu cầu bổ sung vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định tại khoản 5 Điều 48 và Điều 49 Nghị định này.
8. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối vớichương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện giám sát và đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về giám sát và đánh giá đầu tư công và quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
10. Làm đầu mối giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, những vấn đề liên quan đến nhiều Bộ, ngành để đảm bảo tiến độ thực hiện và thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết, chủ trì thành lập đoàn công tác liên ngành làm việc trực tiếp với cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án và nhà tài trợ nước ngoài để xem xét, đánh giá và giải quyết kịp thời những vướng mắc theo thẩm quyền.
11. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và đột xuất về tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; kiến nghị các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, dự án.
12. Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
13. Biên soạn và phổ biến tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, tổ chức quản lý thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình, dự án; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 15 hiện nay?
- Hết thời hạn hoạt động dự án đầu tư mà không thông báo với cơ quan đăng ký đầu tư bị phạt bao nhiêu?
- Khi nào công an được phép kiểm tra điện thoại người dân?
- Dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu, cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy?
- Từ ngày 01/01/2025, người lái xe bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe cho mỗi lần vi phạm giao thông?