Người lao động được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm?

Được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm? Nuôi trai lấy ngọc được xem là công việc nặng nhọc nguy hiểm không? Số ngày nghỉ phép trong năm đối với người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

Được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm?

NLĐ làm công việc độc hại, nguy hiểm thì sẽ được 16 ngày phép năm có đúng không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

...

Theo đó, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mới được 16 ngày phép năm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được 14 ngày nghỉ phép năm.

Người lao động được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm?

Người lao động được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm? (Hình từ Internet)

Nuôi trai lấy ngọc được xem là công việc nặng nhọc nguy hiểm không?

Nuôi trai lấy ngọc có phải công việc nặng nhọc nguy hiểm hay không? Và có được nghỉ 14 ngày hằng năm vì công việc nặng nhọc nguy hiểm không?

Trả lời:

Theo như Công văn 2753/LĐTBXH-BHLĐ năm 1995 và Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH thì nghề, công việc nuôi trai lấy ngọc là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do phải làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.

Điểm b Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

...

Như vậy, người lao động làm nghề, công việc nuôi trai lấy ngọc sẽ được 14 ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động (nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động).

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Số ngày nghỉ phép trong năm đối với người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

Chào Luật sư, hiện mình là lao động tại khu công nghiệp, ngành nghề độc hại, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất. Cho hỏi: Một năm người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm được nghỉ bao nhiêu ngày theo Bộ luật Lao động 2019?

Trả lời:

Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trân trọng!

Công việc nặng nhọc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công việc nặng nhọc
Hỏi đáp pháp luật
Người lao động được 16 ngày phép năm khi làm công việc độc hại, nguy hiểm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công việc nặng nhọc
Phan Hồng Công Minh
6,655 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào