Bị phạt bao nhiêu tiền nếu không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ?

Không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền? Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào? Trình tự , thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào? Chào luật sư, hiện tại doanh nghiệp tôi đã hết thời gian hoạt động đã ghi trong Điều lệ hơn 6 tháng nay. Tôi cũng không có ý định gia hạn. Luật sư cho tôi hỏi, không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Dũng (Thanh Hóa)

Không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về giải thể doanh nghiệp như sau:

Vi phạm về giải thể doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đã hết thời gian hoạt động đã ghi trong Điều lệ và bạn không có quyết định gia hạn mà bạn không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Bị phạt bao nhiêu tiền nếu không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ?

Bị phạt bao nhiêu tiền nếu không làm thủ tục giải thể khi doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào?

Tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp doanh nghiệp giải thể như sau:

Các trường hợp doanh nghiệp giải thể
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thuộc các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể theo quy định của pháp luật.

Trình tự , thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự , thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:

- Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Lý do giải thể;

+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

+ Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);

- Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác;

- Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

- Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giải thể doanh nghiệp
Nguyễn Hữu Vi
9,286 lượt xem
Giải thể doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giải thể doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có được giải thể khi còn nợ thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí giải thể doanh nghiệp 2024 là bao nhiêu? Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh hạch toán độc lập giải thể thì số lỗ chi tiết từng năm phát sinh có được chuyển lỗ vào công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có quyết định gia hạn nhưng không giải thể doanh nghiệp khi hết thời hạn hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu bị giải thể
Hỏi đáp pháp luật
Giải thể MobiFone
Hỏi đáp pháp luật
Giải thể VINAPACO
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải thể doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào