Thành viên của hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được không?

Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không? Thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không? Hộ gia đình là thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ gì? Hộ gia đình tôi do ba tôi làm chủ hộ, vừa qua ba tôi mới qua đời nên chưa có bầu được chủ hộ mới thì có thể tham gia vào một hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì được không? Nếu được làm thành viên hợp tác xã mà sau này hộ gia đình tôi không có người đại diện là chủ hộ nữa thì có bị chấm dứt tư các thành viên không? Câu hỏi của anh Chương (Hà Nam)

Hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được là thành viên của hợp tác xã không?

Căn cứ Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Như vậy, một trong những điều kiện để hộ gia đình làm thành viên hợp tác xã là phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp của anh/chị thì do ba của anh/chị là chủ hộ gia đình mới qua đời, vẫn chưa bầu ra được chủ hộ mới thì không đủ điều kiện tham gia vào hợp tác xã. Hộ gia đình anh/chị nên hoàn tất các thủ tục bầu ra chủ hộ mới để có thể xin gia nhập hợp tác xã theo quy định.

Thành viên của hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được không?

Thành viên của hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật được không? (Hình từ Internet)

Thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện theo pháp luật thì có bị chấm dứt tư cách thành viên không?

Theo Điều 16 Luật hợp tác xã 2012 quy định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
d) Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
e) Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
h) Trường hợp khác do điều lệ quy định.
2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ, g và h khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ.

Theo đó, thành viên hợp tác xã là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật thì sẽ bị chấm dứt tư các thành viên.

Hộ gia đình là thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ gì?

Tại Điều 15 Luật hợp tác xã 2012 quy định nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên như sau:

- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Trân trọng!

Hợp tác xã
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp tác xã
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã là gì? Điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã vào Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã có được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký hỗ trợ ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã? Thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã trên môi trường điện tử là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã quy mô lớn thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu F02-HTX báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của hợp tác xã 2024 và cách lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách lập Mẫu S33 HTX Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu áp dụng đối với hợp tác xã theo Thông tư 71?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu S28 HTX Sổ chi tiết chi phí hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã? Hướng dẫn cách lập Mẫu S28 HTX?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp tác xã
Phan Hồng Công Minh
2,224 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào