Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ như thế nào?

Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ là gì? Thủ tục thực hiện Quyết định bắt giữ tàu bay được quy định như thế nào? Thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay và thủ tục bắt giữ lại tàu bay được quy định thế nào? Trách nhiệm của Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa mà tàu bay bị bắt giữ như thế nào? Câu hỏi của anh Thanh (Nam Định)

Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ là gì?

Tại Điều 3 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ như sau:

1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc xử lý tàu bay bị bắt giữ vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
2. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, là đầu mối liên lạc với cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự hoặc cơ quan đại diện khác của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không, Đại diện cảng vụ hàng không thực hiện các quyết định của Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay; chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay; thực hiện việc bảo quản tàu bay và được quyền thu các loại giá, phí, lệ phí theo quy định.

Như vậy, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc xử lý tàu bay bị bắt giữ vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ như thế nào?

Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan đến bắt giữ tàu bay và thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục thực hiện Quyết định bắt giữ tàu bay được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện Quyết định bắt giữ tàu bay như sau:

- Sau khi nhận được Quyết định bắt giữ tàu bay và ngay khi tàu bay hạ cánh hoặc sau khi nhận được Quyết định hủy Quyết định thả tàu bay của Tòa án theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm:

+ Ra ngay Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay.

Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay kèm theo bản chụp Quyết định bắt giữ tàu bay hoặc bản chụp Quyết định hủy Quyết định thả tàu bay của Tòa án phải được gửi ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; người chỉ huy tàu bay; người khai thác cảng hàng không, sân bay; người khai thác tàu bay qua mạng viễn thông hàng không (ATN) để đình chỉ huấn luyện cất cánh hoặc hủy bỏ phép bay đối với tàu bay có quyết định bắt giữ.

Mẫu Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay và Biên bản giao nhận Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.

+ Chủ trì, phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không liên quan; người khai thác tàu bay và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc không cho phép tàu bay cất cánh.

+ Giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa theo chuyến bay (nếu phải xuất nhập cảnh hành khách, hành lý, hàng hóa).

- Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi ngay Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay.

- Người đề nghị cấp phép bay, người khai thác tàu bay, người chỉ huy tàu bay có nghĩa vụ thông báo với Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không về người thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay bị bắt giữ trong thời hạn tàu bay bị bắt giữ tại cảng hàng không, sân bay.

Thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay và thủ tục bắt giữ lại tàu bay được quy định thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về thông báo đã thực hiện việc bắt giữ tàu bay như sau:

Trong thời hạn 05 giờ, kể từ khi doanh nghiệp cảng hàng không chỉ định vị trí đỗ tàu bay tại sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam.

Tại Điều 7 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về thủ tục bắt giữ lại tàu bay như sau:

Thủ tục bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu bay quy định tại Chương II của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay và quy định tại Mục này.

Như vậy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tàu bay đã bị bắt giữ cho Tòa án đã ra Quyết định bắt giữ tàu bay và Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 5 giờ.

Trách nhiệm của Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa mà tàu bay bị bắt giữ như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa mà tàu bay bị bắt giữ như sau:

- Khi tàu bay bị bắt giữ, Hãng hàng không đang thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa có trách nhiệm bảo đảm thực hiện việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa theo đúng hợp đồng đã giao kết, lo chỗ ăn, ở cho hành khách nếu thời gian tàu bay bị bắt giữ 24 giờ; phối hợp với các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan có liên quan giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa (nếu phải xuất nhập cảnh hành khách, hàng hóa).

- Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giám sát, yêu cầu Hãng hàng không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 của Điều này; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp Hãng hàng không không thực hiện nghĩa vụ theo quy định.

Trân trọng!

Xuất nhập cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 59/2024/TT-BCA sửa đổi quy định về việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được làm hộ chiếu lần đầu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Người xuất nhập cảnh có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi nhưng không vượt định mức miễn thuế thì có cần khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lý của người xuất nhập cảnh được miễn thuế khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam bị mất có được cấp lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập cảnh
Nguyễn Hữu Vi
597 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào