Ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp phải đảm bảo chức trách thế nào?
- Chức trách của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
- Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?
- Cách xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ra sao?
Chức trách của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp, như sau:
Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
1. Chức trách
Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
2. Nhiệm vụ
a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp.
b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.
đ) Thực hiện việc bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu.
e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
Chức trách của ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư trung cấp là gì?
Theo Khoản 3, khoản 4 Điều 22 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư trung cấp, như sau:
Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư. đ) Có khả năng đi biển.
e) Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với thuyền viên kiểm ngư trung cấp là:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
- Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
- Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
- Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư.
- Có khả năng đi biển.
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, theo đó:
Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của công chức.
2. Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.
Lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xếp dựa vào nguyên tắc:
- Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận của công chức.
- Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.
Cách xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ra sao?
Tại Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định cách xếp lương, cụ thể như sau:
Cách xếp lương
1. Các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của các ngạch công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của các ngạch công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, về cách xếp lương các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?