Có cần phải góp vốn vào hợp tác xã khi trở thành thành viên của hợp tác xã không?

Tham gia thành viên của hợp tác xã có cần phải góp vốn vào hợp tác xã không? Số vốn cần phải góp khi tham gia vào hợp tác xã là bao nhiêu? Thành viên của hợp tác xã có những quyền lợi gì? Ở địa phương tôi đang có một hợp tác xã về sản xuất muối. Tôi có mong muốn trở thành thành viên của hợp tác xã đó, nhưng khi hỏi thì bên họ yêu cầu phải góp vốn mới trở thành thành viên được. Luật sư cho tôi hỏi, tham gia thành viên của hợp tác xã có cần phải góp vốn vào hợp tác xã không? Số vốn cần phải góp khi tham gia vào hợp tác xã là bao nhiêu?

Tham gia thành viên của hợp tác xã có cần phải góp vốn vào hợp tác xã không?

Tại Khoản 1 Điều 13 Luật hợp tác xã 2012 quy định về điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã như sau:

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Như vậy, để được trở thành thành viên của hợp tác xã bạn bắt buộc phải góp vốn theo quy định của pháp luật.

Số vốn cần phải góp khi tham gia vào hợp tác xã là bao nhiêu?

Tại Điều 17 Luật hợp tác xã 2012 quy định về góp vốn điều lệ vào hợp tác xã như sau:

1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
...

Theo đó, khi bạn đủ điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã thì số vốn bạn phải góp là không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Do đó, số vốn bạn cần góp phụ thuộc vào vốn điều lệ của hợp tác xã bạn đang muốn tham gia.

Thành viên của hợp tác xã có những quyền lợi gì?

Tại Điều 14 Luật hợp tác xã 2012 quy định về quyền lợi của thành viên hợp tác xã như sau:

- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Trân trọng!

Hợp tác xã
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp tác xã
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã là gì? Điều kiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã vào Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã có được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký hỗ trợ ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện trở thành thành viên chính thức của hợp tác xã? Thành viên chính thức của hợp tác xã có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã trên môi trường điện tử là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã quy mô lớn thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu F02-HTX báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của hợp tác xã 2024 và cách lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách lập Mẫu S33 HTX Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu áp dụng đối với hợp tác xã theo Thông tư 71?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu S28 HTX Sổ chi tiết chi phí hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã? Hướng dẫn cách lập Mẫu S28 HTX?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp tác xã
Nguyễn Hữu Vi
2,486 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào