Phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến năm 2030 có giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế như thế nào?

Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến năm 2030 như thế nào? Thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 có kinh phí như thế nào? Tổ chức thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Thái (Bình Dương)

Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến năm 2030 như thế nào?

Tại Tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến 2030 như sau:

a) Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin; đào tạo bồi dưỡng chuyên gia ở trong nước và ở nước ngoài về nghiên cứu sản xuất vắc xin;
b) Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để: thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
c) Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

Như vậy, có ba Giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến năm 2030 là:

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin

- Thu hút đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển trong việc đào tạo nhân lực để: thực hiện các chương trình, các nhiệm vụ nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất các vắc xin.

- Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương.

Thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 có kinh phí như thế nào?

Tại Mục III Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 quy định thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 có kinh phí như sau:

- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 bao gồm nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo quy định; nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ tiêm chủng ngoài tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí lồng ghép trong việc triển khai chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Bộ ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Trung ương và các địa phương.

Tổ chức thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 được quy định như thế nào?

Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 tổ chức thực hiện phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho đến năm 2030 được quy định như sau:

- Bộ Y tế

+ Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm về số lượng, chất lượng, nguồn cung vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030;

+ Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn vắc xin viện trợ, tài trợ, cho, tặng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất vắc xin, đặc biệt là các vắc xin phòng các bệnh mới nổi, nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao; các loại vắc xin mới, chưa có tại Việt Nam; các vắc xin phối hợp, vắc xin để phòng các bệnh chưa được triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Bộ Tài chính

+ Bố trí ngân sách cho Chương trình tiêm chủng mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu cho việc triển khai các hoạt động tiêm chủng;

+ Nghiên cứu đề xuất chính sách về tài chính để hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

- Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin.

- Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc cung ứng vắc xin, tổ chức tiêm chủng,... không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá, thiếu cục bộ vắc xin cho tiêm chủng.

Trân trọng!

Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phê duyệt chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin đến năm 2030 có giải pháp về nhân lực, đào tạo và hợp tác quốc tế như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin
455 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào