Niên hạn sử dụng của xe giường nằm theo tuyến cố định là bao nhiêu năm?
1. Xe giường nằm theo tuyến cố định có niên hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Theo Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:
1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Theo đó, xe giường nằm hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) và không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
2. Xe giường nằm vượt quá niên hạn sử dụng vào bến xe ô tô khách đón khách thì nhà xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
Như vậy, xe giường nằm vượt quá niên hạn sử dụng không đáp ứng điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách mà nhà xe vẫn để xe đấy vào bến xe ô tô khách đón khách sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
3. Người lái xe giường nằm quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Theo quy định trên, người lái xe giường nằm quá hạn sử dụng tham gia giao thông sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng trừ các trường hợp luật quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?