Ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều có chức trách, nhiệm vụ gì?
Chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định chức trách, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều, theo đó:
1. Chức trách
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo kiểm soát, đôn đốc thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, chỉnh biên tư liệu, hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển.
b) Hướng dẫn đánh giá hiện trạng đê điều, kiểm tra kết quả đánh giá và rà soát những kiến nghị về phương án, giải pháp kỹ thuật gia cố, tu bổ công trình.
c) Chủ trì lập phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hộ đê, phòng, chống lụt, bão.
d) Chủ trì xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp và tham gia hướng dẫn kỹ thuật xử lý khi xảy ra sự cố đê điều phức tạp.
đ) Kiểm tra xác định mức độ ảnh hưởng đến an toàn của đê, kè, cống trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đê điều.
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về đê điều; biên soạn tài liệu, trực tiếp tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và hộ đê cho lực lượng quản lý đê, hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
g) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.
h) Tham mưu tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Theo đó, chức trách ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo kiểm soát, đôn đốc thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều được quy định theo pháp luật nêu trên.
Ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều có chức trách, nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật liên quan. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.
b) Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý đê và hộ đê; xử lý sự cố đê điều phức tạp.
c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế.
d) Hiểu rõ đặc điểm của lũ, bão, thiên tai ở Việt Nam, trên địa bàn tỉnh, thành phố; chủ trương, biện pháp phòng, chống lũ, bão, thiên tai của cấp Trung ương và địa phương.
đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng công trình đê điều trên địa bàn tỉnh, thành phố.
e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm soát đê điều hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.
g) Có khả năng biên soạn tài liệu, tập huấn kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê.
h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều bao gồm:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật liên quan. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều.
- Nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý đê và hộ đê; xử lý sự cố đê điều phức tạp.
- Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý, sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế. Và các tiêu chuẩn khác được quy định theo pháp luật.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát viên chính đê điều?
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, theo đó:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?