Quy định về thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện ra sao? Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao? Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện ra sao?

Tại Điều 11 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi tiếp nhận, phát hành phải được thống kê theo trình tự thời gian và độ mật.
Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đang trong quá trình xử lý, giải quyết, sau khi kết thúc ngày làm việc cán bộ, công chức, viên chức phải lưu giữ vào hồ sơ, cất vào tủ, hòm hoặc két sắt có khóa, không được mang ra khỏi cơ quan khi chưa có sự cho phép của người có thẩm quyền.
2. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản chặt chẽ ở nơi an toàn và được sử dụng đúng mục đích.
Nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được xây dựng kiên cố; cửa ra, vào phải có khóa bảo vệ; trang bị phương tiện phòng, chống cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp bí mật nhà nước và có phương án bảo vệ.
3. Mọi trường hợp khi phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bị lộ, mất, tráo đổi hoặc hư hỏng phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền và có biện pháp giải quyết, xử lý, khắc phục kịp thời.

Theo đó, việc thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.

Quy định về thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Quy định về thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)

Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

Tại Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.
2. Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo.
3. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, đơn vị, địa phương ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
4. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “HỎA TỐC” hoặc “KHẨN” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc người được lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương ủy quyền giải quyết;
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để có biện pháp xử lý.
5. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
6. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản. Bộ phận văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng quy định. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, đối chiếu, ghi vào sổ theo dõi để bảo quản tài liệu không bị thất lạc.
7. Mọi trường hợp giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước giữa những người: người soạn thảo, tạo ra, người có trách nhiệm giải quyết, văn thư, giao liên, người lưu giữ, bảo quản...đều phải ghi chép vào “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện đầy đủ các nội dung cột mục trong sổ và có ký nhận của người nhận (ghi rõ họ tên).
8. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc giữ kín, niêm phong. Trong quá trình vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn; trường hợp cần thiết phải có lực lượng bảo vệ.
Vận chuyển tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bưu chính.
9. Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
10. Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
11. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Như vậy, việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước, người làm công tác giao liên hoặc văn thư của cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện.

Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?

Tại Điều 13 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước ngoài phải được người có thẩm quyền quy định tại khoản 2, Điều 10 của Quy chế này hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân trên địa bàn Thành phố thực hiện việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước, nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ.
Trong quá trình mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện pháp bảo quản, bảo đảm an toàn. Nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
4. Người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bí mật nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Bí mật Nhà nước là gì? Thông tin về sức khỏe của Chủ tịch Nước có phải là thông tin thuộc bí mật Nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ bệnh án của Ủy viên Bộ Chính trị có phải là tài liệu bí mật nhà nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức khỏe của cán bộ cấp cao có được xem là bí mật nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước thì có thể gia hạn không? Cần điều kiện gì để gia hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần đảm bảo những yêu cầu nào khi tổ chức hội thảo có nội dung chứa bí mật nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tiếp cận thông tin bí mật nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Họ tên và địa chỉ người tố cáo có thuộc danh mục bí mật nhà nước độ Mật hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu có chứa bí mật nhà nước có được sao chụp không? Điều kiện sao chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bí mật nhà nước
3393 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bí mật nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào