Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế như thế nào?

Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế? Phối hợp trong quy hoạch, xây dựng, sửa chữa hạ tầng, trụ sở làm việc và chia sẻ thông tin nghiệp vụ có liên quan tại ga liên vận quốc tế? Phối hợp trong công tác giám sát tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh? Mong anh chị tư vấn giải đáp. Tôi cảm ơn.

Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế?

Tại Điều 13 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế, như sau:

1. Giám đốc Chi nhánh khai thác ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc trưởng ga đường sắt liên vận quốc tế khi được ủy quyền và Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế thống nhất phương thức, thời gian thông báo trước các thông tin về hành trình tàu liên vận xuất nhập cảnh quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 73 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trường hợp cần thông tin đặc biệt liên quan đến công tác phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan yêu cầu (Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc doanh nghiệp khai thác ga đường sắt liên vận quốc tế và doanh nghiệp kinh doanh vận tải liên vận quốc tế hoặc Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có liên quan) gửi văn bản đề nghị cung cấp thông tin, nêu rõ Mục đích, loại thông tin và phạm vi sử dụng thông tin, thời hạn cung cấp thì cơ quan cung cấp (Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc Ga liên vận quốc tế hoặc Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có liên quan) thực hiện:
a) Thu thập, xử lý thông tin và cung cấp theo đề nghị của cơ quan yêu cầu dưới dạng thông tin mật;
b) Trường hợp không thể cung cấp thông tin theo yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp thông tin dạng điện tử, việc cung cấp chia sẻ thông tin theo định dạng phù hợp với chuẩn mực cơ sở dữ liệu và xử lý của cơ quan Hải quan và ga đường sắt.
4. Thời hạn để cung cấp thông tin
a) Trường hợp giữa 2 bên đã kết nối thông tin dưới dạng điện tử (qua hệ thống máy tính) thì được thực hiện ngay sau khi có thông tin liên quan và trước khi tàu liên vận đến cửa khẩu nhập cảnh hoặc trước khi tàu liên vận xuất cảnh.
Trường hợp giữa 2 bên chưa kết nối thông tin dưới dạng điện tử thì được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
b) Các trường hợp khác thực hiện theo thỏa thuận hoặc quy định tại Quy chế phối hợp.

Việc phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế được thực hiện theo quy định nêu trên.

Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế như thế nào?

Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế như thế nào? (Hình từ Internet)

Phối hợp trong quy hoạch, xây dựng, sửa chữa hạ tầng, trụ sở làm việc và chia sẻ thông tin nghiệp vụ có liên quan tại ga liên vận quốc tế?

Căn cứ Điều 14 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp trong việc quy hoạch, xây dựng, sửa chữa hạ tầng, trụ sở làm việc và chia sẻ thông tin nghiệp vụ có liên quan tại ga liên vận quốc tế, như sau:

Giám đốc đơn vị được giao quản lý khai thác ga liên vận quốc tế và Giám đốc đơn vị kinh doanh vận tải đường sắt tại ga đường sắt liên vận quốc tế và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế thống nhất:
1. Tham vấn trước ý kiến lẫn nhau khi thiết kế quy hoạch xây dựng khu vực nhà ga, sửa chữa hạ tầng, trụ sở làm việc hoặc khi có phát sinh thay đổi do yêu cầu công tác nghiệp vụ theo nguyên tắc:
a) Diện tích, mặt bằng khu vực kiểm tra, khu cách ly, giám sát hải quan, kho, bãi hàng đảm bảo thuận tiện tối đa, đáp ứng tối thiểu yêu cầu trong công tác nghiệp vụ của mỗi bên liên quan.
b) Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sử dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh.
2. Phối hợp trong việc bố trí mặt bằng, trụ sở, khu vực làm việc, hệ thống điện nước, mạng thông tin liên lạc tại các khu vực diện tích liên quan tuân theo các yếu tố sau:
a) Quy định tỷ lệ chung phù hợp với diện tích tổng thể thực tế.
b) Tạo Điều kiện bố trí khu vực làm việc thuận tiện để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ của các bên.
c) Khu vực làm thủ tục hải quan đối với hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu thuận tiện, thông thoáng nhưng đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ của các bên.

Phối hợp trong công tác giám sát tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh?

Theo Điều 15 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp trong công tác giám sát tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn, yêu cầu nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ, Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế chủ trì tổ chức phối hợp với Ga đường sắt liên vận quốc tế và các lực lượng giám sát khác tại khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế thực hiện:
1. Xây dựng kế hoạch phối hợp hàng năm về giám sát, kiểm soát đối với khu vực làm thủ tục hải quan, khu vực cách ly, khu vực sân đỗ, khu vực bãi hàng, kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, khu vực nhận, trả hành lý, khu vực hành khách di chuyển để làm thủ tục hải quan. Kế hoạch phối hợp kiểm soát bao gồm:
a) Mục tiêu, phạm vi phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn lậu và gian lận thương mại; vi phạm an ninh an toàn đường sắt, bảo vệ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong địa bàn quản lý tại ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện kế hoạch;
c) Bố trí nhân lực, phương tiện và kinh phí thực hiện; đảm bảo tận dụng các trang thiết bị, phương tiện sẵn có.
2. Giám sát các chuyến tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh:
a) Phối hợp thông báo kịp thời thông tin liên quan đến tổ lái, nhân viên và hành khách trên tàu liên vận dừng đỗ tại ga vi phạm pháp luật hoặc vi phạm an ninh, an toàn đường sắt;
b) Cán bộ, nhân viên các bên có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình và phối hợp chặt chẽ, tạo Điều kiện cho Cơ quan Hải quan đường sắt liên vận quốc tế kiểm tra, giám sát, kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm Pháp luật hải quan, các vụ buôn lậu, gian lận thương mại trên các đoàn tàu liên vận quốc tế và tại các ga liên vận quốc tế;
c) Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp phát sinh tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự;
d) Căn cứ quy định về bảo mật thông tin, chức năng, nhiệm vụ và thực tế địa bàn, Trưởng ga đường sắt liên vận quốc tế và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế phối hợp với các lực lượng giám sát khác tại khu vực ga đường sắt liên vận có phương án giám sát phù hợp.
d.1) Giám sát các chuyến tàu liên vận xuất nhập cảnh, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh là đối tượng có dấu hiệu hoặc có thông tin cất giấu, vận chuyển trái phép hàng hóa thuộc danh Mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hành khách đi từ các vùng có yêu cầu giám sát dịch bệnh, các trường hợp vì lý do an ninh, an toàn đường sắt;
d.2) Giám sát chặt chẽ các khu vực sân đỗ chuyến tàu liên vận trọng điểm; đường dẫn hành khách trọng điểm; khu vực nhận trả đưa ra, đưa vào hành lý hoặc hàng hóa trọng điểm;
d.3) Phối hợp bố trí phân công, nhân lực, ca trực, phương tiện trang thiết bị sử dụng cần thiết đối với các chuyến tàu liên vận trọng điểm.

Trân trọng!

Quá cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quá cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản kê hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền mới nhất 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Phối hợp cung cấp trước thông tin về tàu liên vận xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại ga liên vận quốc tế như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên khi quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên khi quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quá cảnh
Nguyễn Minh Tài
689 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào