Việc lập hồ sơ trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy trình như thế nào?
- Quy trình lập hồ sơ trêm phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Các tác nghiệp trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Quy trình lập hồ sơ trêm phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Tại Điều 6 Quy định về quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy trình lập hồ sơ trêm phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Quy trình lập, cập nhật, quản lý và khai thác hồ sơ phần mềm
1. Thông tin về hồ sơ công chức, viên chức, người lao động đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với thông tin trên bản gốc của hồ sơ giấy hoặc các văn bản điện tử.
2. Hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ mật do Nhà nước quy định, chỉ những người được đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin về hồ sơ; đảm bảo tính tương thích trong toàn hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ, thiết bị.
Thông tin về hồ sơ công chức, viên chức, người lao động đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với thông tin trên bản gốc của hồ sơ giấy hoặc các văn bản điện tử. Hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ mật do Nhà nước quy định, chỉ những người được đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin về hồ sơ; đảm bảo tính tương thích trong toàn hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ, thiết bị.
Việc lập hồ sơ trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy trình như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Theo Điều 7 Quy định về quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm
1. Cập nhật và hiệu chỉnh hồ sơ.
2. Tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
3. Báo cáo, thống kê và kết xuất thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
4. Quản lý tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
5. Quản lý quy hoạch.
6. Quản lý biên chế.
7. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
8. Đánh giá cán bộ, công chức.
9. Quản lý nâng lương.
10. Quản lý nâng hạng, nâng ngạch.
11. Quản trị hệ thống: thực hiện quản trị chức năng hệ thống, phân quyền nhóm người dùng và người dùng, sao lưu và phục hồi hệ thống.
Trên đây là 11 nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các tác nghiệp trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ Điều 8 Quy định về quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 các tác nghiệp trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Các tác nghiệp trên phần mềm
1. Quản lý danh mục
a) Danh mục công tác: Khối cơ quan, đơn vị, hình thức tuyển dụng, vị trí tuyển dụng, nguồn tuyển dụng, trạng thái hồ sơ, hình thức nghỉ hưu, công việc chuyên môn, năng lực sở trường;
b) Danh mục chức vụ: Danh mục chức vụ chuẩn, chức vụ Đảng, chức vụ đoàn thể, chức vụ Quân đội;
c) Danh mục lương: hình thức nâng lương, nâng ngạch, các loại phụ cấp, hình thức tính phụ cấp khác, hình thức chi trả lương, hình thức hưởng thâm niên vượt khung, nhóm ngạch, tên ngạch, chức danh, danh sách ngạch, bậc, hệ số và bảng lương;
d) Danh mục tổ chức: Quan hệ tổ chức - chức vụ, quan hệ tổ chức - lương;
đ) Danh mục đào tạo: Loại hình đào tạo, chuyên ngành đào tạo, loại trình độ đào tạo và bồi dưỡng, hình thức tốt nghiệp, loại văn bằng, chứng chỉ, trường đào tạo, nguồn kinh phí đào tạo, cấp và lĩnh vực nghiên cứu khoa học;
e) Danh mục cơ quan, đơn vị: Các thông tin về cơ quan, đơn vị; phòng, ban, bộ phận và các đơn vị trực thuộc;
g) Danh mục kê khai thu nhập cá nhân: Các thông tin về thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cán bộ, công chức;
h) Danh mục thông tin khác: Hạng thương binh, sức khỏe, nhóm máu, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, đối tượng hưởng chính sách, danh hiệu phong tặng, quan hệ gia đình, hộ tịch, danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng, kỷ luật, khuyết tật.
2. Chức năng quản lý thông tin.
3. Các chức năng hỗ trợ người dùng: Trao đổi trực tuyến của người dùng, danh sách người dùng đang trực tuyến, gửi tin nhắn nội bộ, thông tin - thông báo.
Các tác nghiệp trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm quản lý danh mục, chức năng quản lý thông tin; các chức năng hỗ trợ người dùng: Trao đổi trực tuyến của người dùng, danh sách người dùng đang trực tuyến, gửi tin nhắn nội bộ, thông tin - thông báo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?