Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch - Tài chính trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
Căn cứ Điều 30 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao
1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Luật Tổ chức VKSND, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và những quy định của Quy chế này.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân đã được lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt.
3. Thực hiện việc in, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định.
4. Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của lãnh đạo VKSND tối cao.
5. Sử dụng đúng quy định và có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát có các nhiệm vụ và quyền hạn như trên.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
Theo Điều 31 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự
1. Tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao trong việc liên hệ với nước ngoài để tổ chức các đoàn, các khóa đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo kế hoạch của VKSND tối cao.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức với nước ngoài và quản lý công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc liên hệ với nước ngoài để tổ chức các đoàn, các khóa đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức với nước ngoài và quản lý công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch - Tài chính trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát?
Theo Điều 32 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch - Tài chính trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Kiểm sát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch - Tài chính
1. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm để báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính.
2. Chủ trì và phối hợp với vụ Tổ chức cán bộ tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao trong việc phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các đơn vị trong Ngành và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
3. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị trong Ngành thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính. Chủ trì và phối hợp với vụ Tổ chức cán bộ tham mưu lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các đơn vị trong Ngành và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị trong Ngành thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?