Quy định về yêu cầu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?
Yêu cầu về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định yêu cầu về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng như sau:
- Chương trình, tài liệu được biên soạn phải phù hợp tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.
- Hằng năm, đơn vị chủ trì xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu có trách nhiệm phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán rà soát cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu trong quá trình tổ chức bồi dưỡng.
Quy định về yêu cầu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng như sau:
- Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước
+) Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định các chương trình, tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
+) Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm: Tham mưu, trình Tổng Kiểm toán nhà nước việc thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng;
Bố trí các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các hoạt động của Hội đồng;
Tiếp nhận các tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng và gửi đến từng ủy viên Hội đồng chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp;
Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng; trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
+) Thành phần, nhiệm vụ và chế độ làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
+) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian cho công chức, viên chức của đơn vị tham gia là thành viên của Hội đồng thẩm định.
+) Công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước khi được phân công nhiệm vụ thành viên Hội đồng thẩm định phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ, kịp thời các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và hoàn thành các nhiệm vụ khác (nếu có) theo sự phân công của Hội đồng thẩm định.
- Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ thuộc đơn vị đối với chuyên đề hoặc chương trình bồi dưỡng có thời gian dưới 05 (năm) ngày;
Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán) chương trình, tài liệu bồi dưỡng sau khi phê duyệt.
Quy định yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?
Tại Điều 11 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
- Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
- Công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?