Lao động nam có thể là đối tượng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?

Đối tượng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể là lao động nam không? Công ty không sa thải nhân viên sử dụng ma túy tại nơi làm việc có đúng luật? Người lao động làm việc vào giờ nghỉ trưa thì có được về sớm buổi chiều không?

Đối tượng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể là lao động nam không?

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Theo quy định này, lao động nam hoàn toàn có thể trở thành đối tượng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nếu lao động nam bị bất kỳ người nào thực hiện hành vi có tính chất tình dục mà không được lao động nam mong muốn hoặc chấp nhận.

quấy rối tình dục

Lao động nam có thể là đối tượng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc không? (Hình từ Internet)

Công ty không sa thải nhân viên sử dụng ma túy tại nơi làm việc có đúng luật?

Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Theo đó người lao động có hành vi sử dụng ma túy tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Quy định này cho phép người sử dụng lao động áp dụng chứ không mang tính chất bắt buộc phải áp dụng khi người lao động vi phạm.

Cho nên theo quan điểm của chúng tôi, nếu như nội quy công ty, hợp đồng lao động đã giao kết với nhân viên này không quy định về trường hợp này thì nhân viên này có bị công ty sa thải hay không là do công ty quyết định.

Người lao động làm việc vào giờ nghỉ trưa thì có được về sớm buổi chiều không?

Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Theo quy định này và thông tin bạn cung cấp, công ty đã bố trí cho NLĐ được nghỉ trưa 1 tiếng thì đã đảm bảo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, việc bạn làm việc vào giờ nghỉ trưa là do bạn tự nguyện, công ty không ép buộc. Ngoài ra, tại Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào về việc nếu NLĐ tự nguyện làm việc vào giờ nghỉ trưa thì sẽ được về sớm.

Do đó, trường hợp của bạn tự nguyện làm việc vào giờ nghỉ trưa thì không được về sớm vào buổi chiều.

Trân trọng!

Kỷ luật lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại cùng một thời điểm thì có áp dụng nhiều hình thức kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sa thải người lao động thực hiện hành vi trộm cắp tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý kỷ luật nhân viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định kỷ luật lao động của công ty mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên tự ý nghỉ việc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải? Thủ tục xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định thi hành kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật lao động
Tạ Thị Thanh Thảo
845 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào