Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát cần đáp ứng các điều kiện nào để được cử đi đào tạo?
- Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước?
- Quy định về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát?
- Quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Điều kiện để công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát được cử đi đào tạo, bồi dưỡng?
Căn cứ Điều 20 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 điều kiện để công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát: đã tốt nghiệp đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự), thuộc biên chế của VKSND các cấp.
- Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ điều tra: Cán bộ điều tra; công chức đã tốt nghiệp đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự) và thuộc biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
- Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm.
- Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.
Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát cần đáp ứng các điều kiện nào để được cử đi đào tạo? (Hình từ Internet)
Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước?
Theo Điều 21 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước như sau:
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân và theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11 và 12 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Quy định về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát?
Theo Điều 22 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với công chức, viên chức chuyên ngành kiểm sát như sau:
Tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn và khả năng kinh phí, trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nước, Viện trưởng VKSND tối cao sẽ quy định về việc tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân.
Quy định về đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức ngành Kiểm sát?
Tại Điều 23 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được quy định như sau:
- Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.
- Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
- Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gồm:
+) Đánh giá chất lượng chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng;
+) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng;
+) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng;
+) Đánh giá năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
+) Đánh giá chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
+) Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do VKSND tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ); đơn vị sử dụng công chức, viên chức; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập và thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2017/TT-BNV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?