Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát thực hiện theo hình thức nào?
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát?
- Yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
Căn cứ Điều 9 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát như sau:
- Hình thức đào tạo:
+) Đào tạo tập trung;
+) Đào tạo không tập trung.
- Hình thức bồi dưỡng:
+) Tập sự;
+) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức;
+) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; 01 tuần được tính bằng 05 ngày học, 01 ngày học 08 tiết).
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát thực hiện theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
Căn cứ Điều 10 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát như sau:
- Nội dung đào tạo:
+) Nghiệp vụ kiểm sát;
+) Nghiệp vụ điều tra.
- Nội dung bồi dưỡng:
+) Lý luận chính trị;
+) Kiến thức quốc phòng và an ninh;
+) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;
+) Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế;
+) Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát?
Tại Điều 11 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát như sau:
- Chương trình, tài liệu đào tạo:
+) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
+) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ điều tra theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao.
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng:
+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, bao gồm:
++ Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương;
++ Chương trình bồi dưỡng các ngạch: chuyên viên và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương.
+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần, bao gồm:
++ Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương;
++ Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo VKSND cấp huyện và tương đương;
++ Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, lãnh đạo cấp vụ và tương đương.
+) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thời gian thực hiện tối đa là 01 tuần.
+) Đối với việc bồi dưỡng lãnh đạo VKSND tối cao và các chương trình bồi dưỡng khác (bao gồm bồi dưỡng viên chức) thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
Tại Điều 12 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát như sau:
Nội dung chương trình, tài liệu phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức ngành Kiểm sát; chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm; đảm bảo kết hợp lý luận và thực tiễn, chú trọng cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp với kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng trước đó và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế.
Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát?
Tại Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 303/QĐ-VKSTC năm 2020 việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên ngành kiểm sát được quy định như sau:
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều 11 Quy chế này và các chương trình, tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao. Lãnh đạo VKSND tối cao quyết định việc phân công biên soạn các chương trình, tài liệu cho từng cơ sở đào tạo.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo của Ngành trong việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?