Quy định bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới trong bảo lãnh ngân hàng như thế nào?
Bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới trong bảo lãnh ngân hàng như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên đới quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Quy định bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới trong bảo lãnh ngân hàng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh?
Theo Điều 26 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh như sau:
- Căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng (bao gồm cả nội dung quy định về bảo lãnh điện tử (nếu có), bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai (nếu có); bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú) phù hợp với quy định về cấp tín dụng, trong đó phải phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và xét duyệt cấp bảo lãnh.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền của bên bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng là những quyền nào?
Tại Điều 27 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định quyền của bên bảo lãnh như sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
- Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
- Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.
- Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
- Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
- Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức túi dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?