Dùng hồ sơ xin việc của người khác đi làm có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?

Năm 17 tuổi, em có mượn giấy tờ tùy thân của người chị để xin việc làm tại một công ty ở quận Bình Tân và được đóng BHXH từ đó. Đầu năm, chị của em cũng đi làm và tham gia BHXH bắt buộc tại một công ty khác thì không biết là sau này em có được hưởng bảo hiểm xã hội không? - Câu hỏi của Thanh Phượng (Thanh Hoá).

Dùng hồ sơ xin việc của người khác đi làm có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, bạn dùng hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là vi phạm nguyên tắc trung thực ở trong hồ sơ thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Hành vi này là hành vi bị nghiêm cấm, bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội thời gian bạn dùng hồ sơ người khác đi làm.

hưởng bảo hiểm xã hội

Dùng hồ sơ xin việc của người khác đi làm có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)

Dùng hồ sơ người khác đi làm để được hưởng bảo hiểm xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, theo đó:

Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Với quy định nêu trên, cá nhân mượn hồ sơ người khác đi làm để được hưởng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn phải buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có các quyền nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội, theo đó:

- Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

- Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

- Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

- Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

- Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

- Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Hưởng bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng BHXH khi người lao động nghỉ ốm là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai điều chỉnh thông tin hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng lương hưu mới nhất 2023? Trình tự, thủ tục giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng từ trần mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể từ ngày 01/04/2023, những công việc nào nhiễm Covid-19 được hưởng bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng bảo hiểm xã hội
Nguyễn Minh Tài
1,745 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào