Quy định về nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
- Nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
- Phương thức phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
- Quy định về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
Nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Việc phối hợp quản lý dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp nhưng không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi cơ quan, không cản trở công việc của mỗi cơ quan.
3. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2017/NĐ-CP); khoản 11, Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11 ngày 6 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 66/2020/NĐ-CP); có quyền hạn, trách nhiệm theo Điều 43 của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
4. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các cụm công nghiệp có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Sở Công Thương, đảm bảo thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về cụm công nghiệp, tránh chồng chéo.
5. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh triển khai dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đồng thời tuân thủ thực hiện nguyên tắc quản lý nhà nước trong cụm công nghiệp theo Quy chế này.
Theo đó, nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định theo pháp luật nêu trên.
Quy định về nguyên tắc phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì? (Hình từ Internet)
Phương thức phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
Tại Điều 3 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về phương thức phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Quá trình thực hiện các nội dung phối hợp do một cơ quan chủ trì và một hoặc nhiều cơ quan khác tham gia phối hợp giải quyết công việc. Căn cứ vào tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng các phương thức phối hợp sau:
a) Tổ chức làm việc tập trung thông qua các cuộc họp trực tiếp để các bên tham gia thảo luận và ghi nhận kết quả làm việc bằng biên bản hoặc thông báo kết luận.
b) Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ, tài liệu liên quan (gửi qua bưu điện, Fax, Email công vụ) để cơ quan phối hợp nghiên cứu có ý kiến về công việc cần phối hợp. Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, thời gian trả lời theo từng công việc cụ thể. Nếu quá thời hạn trả lời, cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm đôn đốc các cơ quan phối hợp trả lời về nội dung công việc.
c) Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra, rà soát liên ngành gồm thành viên của các cơ quan liên quan để triển khai nội dung công việc theo kế hoạch được duyệt.
d) Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực có liên quan như: Đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, đất đai, môi trường, xây dựng và các vấn đề liên quan khác.
đ) Cơ quan phối hợp cung cấp thông tin chuyên ngành về cụm công nghiệp đến cơ quan chủ trì để theo dõi.
e) Cơ quan chủ trì có thể phối hợp các hình thức giải quyết trên để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
2. Căn cứ vào kế hoạch, chương trình hoạt động liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp do các cơ quan quản lý chuyên ngành lập hoặc được giao hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành thông báo nội dung để Sở Công Thương tổng hợp làm cơ sở bố trí phối hợp thực hiện quản lý cụm công nghiệp trong năm. Đối với các chương trình công tác đột xuất, các cơ quan chuyên ngành thông báo với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp thực hiện.
3. Các quyết định, văn bản, hướng dẫn, xử lý, kết luận, kiến nghị liên quan đến quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp thì cơ quan chủ trì gửi Sở Công Thương 01 (một) bản để tổng hợp phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Phương thức phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là:
- Tổ chức làm việc tập trung thông qua các cuộc họp trực tiếp để các bên tham gia thảo luận và ghi nhận kết quả làm việc bằng biên bản hoặc thông báo kết luận.
- Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ, tài liệu liên quan (gửi qua bưu điện, Fax, Email công vụ) để cơ quan phối hợp nghiên cứu có ý kiến về công việc cần phối hợp. Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, thời gian trả lời theo từng công việc cụ thể. Nếu quá thời hạn trả lời, cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm đôn đốc các cơ quan phối hợp trả lời về nội dung công việc.
- Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra, rà soát liên ngành gồm thành viên của các cơ quan liên quan để triển khai nội dung công việc theo kế hoạch được duyệt.
- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực có liên quan như: Đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, đất đai, môi trường, xây dựng và các vấn đề liên quan khác.
- Cơ quan phối hợp cung cấp thông tin chuyên ngành về cụm công nghiệp đến cơ quan chủ trì để theo dõi.
- Cơ quan chủ trì có thể phối hợp các hình thức giải quyết trên để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Quy định về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gì?
Tại Điều 4 Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Sở Công Thương
a) Xây dựng, trình Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện quy định, quy chế, chính sách, phương án phát triển cụm công nghiệp (bao gồm cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề), chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố; dự toán kinh phí hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi được phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; hồ sơ đề nghị điều chỉnh quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
c) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành thường xuyên cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
d) Xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết, xúc tiến đầu tư với các tỉnh, thành phố trong phát triển cụm công nghiệp phù hợp với phương án phát triển cụm công nghiệp; xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư, các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển cụm công nghiệp trong nước và nước ngoài.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài cụm công nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư cụm công nghiệp hàng năm, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
3. Sở Tài chính
Chủ trì xác định số tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền thuê đất phải nộp trong trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức thẩm định hồ sơ cho thuê đất, thực hiện ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
b) Tổ chức thẩm định hồ sơ cho thuê đất, thực hiện ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án trong cụm công nghiệp trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi và cấp lại Giấy phép khai thác tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận về môi trường; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra vận hành thử nghiệm, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở; tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định hiện hành đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn.
b) Đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, lãn công trong các cụm công nghiệp trên địa bàn.
d) Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp theo thẩm quyền.
đ) Quyết định cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án trong cụm công nghiệp làng nghề trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề. Trường hợp cho cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân thuê đất với diện tích từ 5.000m2 trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố trước khi quyết định.
6. Các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?