Tòa án nhân dân tối cao có chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy như thế nào?
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Toà án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
1. Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy
a) Ban Chỉ huy có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong cơ quan, đơn vị.
b) Thành viên Đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị để cùng thực hiện.
2. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với thành viên Ban Chỉ huy và đội viên Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở là từ 32 đến 48 giờ.
b) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ hàng năm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với thành viên Ban Chỉ huy và đội viên Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tối thiểu là 16 giờ
Theo quy định nêu trên, ban Chỉ huy có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong cơ quan, đơn vị.
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy của Tòa án nhân dân tối cao như thế nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ tại Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Theo Điều 11 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Toà án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ như sau:
1. Nghiêm cấm mang các chất cháy, nổ vào trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, không sử dụng điện để làm việc riêng như: đun nấu, sắc thuốc, là quần áo...
2. Không thắp hương, hút thuốc lá trong phòng làm việc, kho, phòng máy chủ và tiến hành các công việc phát sinh lửa, nguồn nhiệt gây chập, cháy, nổ trong khu vực làm việc.
3. Không tự ý mắc, sử dụng điện tùy tiện: không sử dụng các ổ cắm điện tiếp xúc quá lỏng, phát sinh tia lửa; dùng thiết bị điện quá tải, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện hoặc để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện gây chập, cháy nổ.
4. Hết giờ làm việc phải sắp xếp hồ sơ tài liệu, kiểm tra, tắt các thiết bị điện như máy điều hòa, máy vi tính, máy phô tô, đèn chiếu sáng; đối với các thiết bị cần duy trì điện liên tục, phải lắp hệ thống tự ngắt điện, để phòng xảy ra sự cố cháy, chập điện.
5. Trường hợp dùng lửa, nhiệt, điện để hàn, lắp đặt các thiết bị phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao. Khách đến Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao phải tuân theo sự hướng dẫn của Bảo vệ cơ quan; tuyệt đối chấp hành các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy tại Trụ sở cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
6. Đối với Trung tâm dữ liệu điện tử và các phòng máy chủ:
a) Phải được lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định.
b) Hạn chế tối đa việc sử dụng các ổ dây cắm rời, đặt trực tiếp trên sàn.
c) Các hệ dây truyền dẫn phải được đi trong các máng, hộp đỡ đã được gắn, neo chắc chắn.
d) Không đi chung dây nguồn điện với dây truyền dẫn dữ liệu.
đ) Các thiết bị tin học thu hồi, hư hỏng chờ sửa chữa nếu để tại khu vực này phải có giá, tủ; không được để trên sàn, trên lối đi.
e) Hệ thống điều hòa nhiệt độ thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng.
7. Đối với kho, thư viện:
a) Hàng hóa, tài liệu phải được xếp sắp gọn gàng, không để vật tư cản trở lối đi lại; các vật tư thuộc loại nguồn dễ gây tự cháy, nổ phải xếp đặt tại khu vực riêng tách rời với các vật tư dễ cháy khác.
b) Hệ thống, thiết bị điện (hộp đèn, công tắc, ổ cắm, aptomat, ...) dùng ở kho phải được lắp đặt loại trong hộp kín; hồ sơ, tài liệu, sách báo phải để trên giá và cách đèn chiếu sáng từ 0,8m trở lên.
8. Bếp ăn cơ quan: Các bình gas đều phải có thiết bị van an toàn, van điều áp phù hợp, có thiết bị cảnh báo hơi gas trong khu vực sử dụng gas, đun nấu; hết ngày phải đóng thiết bị van an toàn, tắt các thiết bị tiêu thụ điện.
9. Khu vực để xe máy, ô tô, hầm tòa nhà: Xe máy, ô tô để tại hầm phải được để đúng khu vực quy định; tắt khóa điện của xe máy, ô tô; không khóa cổ, khóa càng xe; không để rò rỉ xăng từ xe máy, ô tô.
10. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy; không được tự động tháo lắp, di chuyển các thiết bị phòng cháy chữa cháy hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh các sự cố gây chập, cháy nổ do điện và phải biết vị trí cắt điện khu vực mình thường xuyên làm việc.
11. Cấm để các vật cản ở hành lang, lối đi, cầu thang, thang máy, đặc biệt trên các đường thoát hiểm và xung quanh các bình chữa cháy.
12. Các biện pháp phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ khác theo quy định.
Các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ tại Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Toà án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022.
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy của Toà án nhân dân tối cao ra sao?
Tại Điều 12 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Toà án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy như sau:
1. Chế độ tự kiểm tra
Hàng ngày, nhân viên bảo vệ cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các tòa nhà làm việc để kịp thời phát hiện khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an toàn, sự cố nếu có.
2. Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Hàng Quý (03 tháng), Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm về an toàn về phòng cháy chữa cháy trong cơ quan 01 lần; 06 tháng 01 lần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức kiểm tra toàn diện về phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, đơn vị.
b) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy.
c) Biên bản kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy được lập theo mẫu do Bộ Công an quy định.
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy của Toà án nhân dân tối cao được thực hiện gồm chế độ tự kiểm tra và chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?